Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Nguyễn Văn Thạc (14/10/1952 - 30/7/1972) là liệt sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, tác giả cuốn Nhật ký "Chuyện đời" (hay còn được biết dưới cái tên "Mãi mãi tuổi hai mươi").

2. Tác phẩm

a. Thể loại: Nhật ký

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Mãi mãi tuổi hai mươi được trích từ cuốn nhật kí cùng tên

- Năm 2005, cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc đã được Nhà Xuất bản Thanh niên in thành cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" cùng với nhiều lá thư, hình ảnh về anh. Cuốn Nhật ký này đã gây được tiếng vang lớn trong toàn xã hội và trở thành một sự kiện văn học, phát hành kỷ lục bởi giá trị nhân văn, nghệ thuật từ một tâm hồn cao đẹp, thiết tha yêu quê hương, đất nước.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự

d. Tóm tắt:

Văn bản kể lại những kỉ niệm đáng nhớ của nhân vật “tôi” những ngày ở chiến trường bom đạn

e. Bố cục

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Bạn đi, mình không gặp được”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm bên gia đình, bạn bè quen thuộc.

- Đoạn 2: Còn lại: Những hi vọng của chàng thanh niên khi sắp thực hiện nhiệm vụ mới nơi chiến trường bom đạn

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết - sáng tác…)

- Tình hình đất nước: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang trong giai đoạn phức tạp.

- Cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả: Tác giả vốn đang là một chàng sinh viên của Trường Tổng hợp (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội), nhưng đã gia nhập quân ngũ trở, lên đường vào Nam.

- Điều kiện viết - sáng tác: Trên đường hành quân vào Nam.

⇒ Tác phẩm là một cuốn nhật kí ghi lại hành trình gian khổ của người lính trên con đường giành lại độc lập cho đất nước, nhân dân. 

Câu 2: Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết.

- Quan điểm nhìn nhận đời sống của người viết:

  • Bước ra khỏi cánh cửa giảng đường, sống cuộc đời của người lính, Nguyễn Văn Thạc trở nên sống có trách nhiệm hơn.
  • Mỗi chặng đường, anh đều ghi chép tỉ mỉ những sự kiện đã diễn ra. Cuốn nhật ký này không chỉ được viết bởi sự kiện, mà còn đan xen vào đó những ý nghĩ, suy nghĩ và đánh giá nhìn nhận bằng con mắt của người lính.
  • Qua những lần hành quân đã giúp người con trai ấy trở nên gần gũi thân quen hơn với cuộc sống thực tế.

- Cảm xúc, tâm trạng của người viết:

  • Tự hào, vui sướng khi được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh - “Một màu xanh bất diệt của sự sống”, hạnh phúc khi nhận ra được những điều ý nghĩa.
  • Bồi hồi, xúc động, nghẹn ngào vì sự thiêng liêng của buổi chia tay, tình cảm của người đưa tiễn.
  • Nhớ nhà, nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ cùng với Như Anh.

Câu 3: Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng… trong văn bản.

- Giọng điệu trần thuật: Hồi tưởng về quá khứ, tự hào vui sướng trước hiện tại.

- Mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng… trong văn bản: Tác giả suy ngẫm về sự lựa chọn của mình, hồi tưởng về ngày chia tay, trở về thực tại với niềm hạnh phúc, sung sướng khi được khoác lên bộ quân phục màu xanh.

Câu 4: Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân.

Thông điệp của văn bản: Khơi gợi cho thế hệ trẻ ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Từ đó, chúng ta cần có được lí tưởng cao đẹp, xác định niềm đam mê để trở thành người có ích cho xã hội.

  • 67 lượt xem
Sắp xếp theo