Cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm)

I. Gợi dẫn trước văn bản đọc

Câu 1: Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết?

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng trường đại học đầu tiên, đó là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Lúc đầu, Văn Miếu - Quốc Tử Giám chỉ đào tạo người tài trong số con em tầng lớp quý tộc, sau đó, đào tạo những người thi tuyển tài năng và đỗ đạt của mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt địa vị xã hội, sang hèn. Đến năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Minh kinh bác học đầu tiên để tuyển chọn nhân tài ra làm quan.

Câu 2: Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

- Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài rất có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao.

  • Hiền tài là nguyên khí của quốc gia → Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.
  • Trọng dụng người tài trước hết để họ đóng góp công sức, tài năng của bản thân cho sự nghiệp chung của đất nước, từ đó đất nước, dân tộc ngày càng phát triển, vượt qua những khó khăn và ngày càng vững mạnh.
  • Việc trọng dụng người tài giúp bản thân họ nhận thức về năng lực của bản thân, nhận thấy sự coi trọng và tín nhiệm của cộng đồng, từ đó càng thêm ý thức trách nhiệm và cống hiến cho sự nghiệp chung của Tổ quốc.

II. Thẻ trong văn bản đọc

Câu 1: Phần 1 nêu vấn đề gì?

Vấn đề của phần 1: Sứ mệnh của những người hiền tài.

Câu 2: Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ có thể dẫn đến ý:

  • Hậu quả của việc “trốn tránh việc đời”;
  • Việc những kẻ sĩ nên làm để giúp dân, giúp nước;...

Câu 3: Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

- Lí lẽ được sử dụng thuyết phục, thấu đáo.

  • Khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hiền tài - thiên tử → khẳng định: nếu không theo thiên tử là đang trái với ý trời cũng như tư tưởng trung quân ái quốc mà họ vẫn tôn thờ.
  • Nêu tình cảnh đất nước, triều đại → nhấn mạnh sự cấp thiết phải ổn định triều đình, chấn chỉnh quan lại, chiêu mộ người tài danh giúp chính quyền những buổi đầu.

⇒ Vừa giúp những người hiền tài ý thức được trách nhiệm của bản thân với đất nước, vừa thể hiện nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung bấy giờ.

Câu 4: Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

- Các phần trước: là lời kể, lời lập luận đánh vào nhận thức của người hiền tài.

- Phần 4: là lời khẳng định người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới. Đây là việc cấp bách, cần ngay lập tức tiến hành để ổn định nền chính trị của đất nước.

→ Mối liên hệ giữa lí lẽ các phần: liên quan mật thiết với nhau.

Câu 5: Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

- Khẳng định sự cần thiết sự đóng góp của những người hiền tại. Đây vừa là đặc ân, vừa là nghĩa vụ đối với đất nước, dân tộc.

- Thể hiện sự trọng dụng, tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung, tấm lòng yêu nước, cách thức tiến cử thành tâm, độ lượng.

III. Yêu cầu sau khi đọc

Câu 1: Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

- Lí do: Triều đại mới của đất nước được thành lập sau chiến tranh, gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều bất cập: lòng dân hoang mang, xã tắc chữa vững, kinh tế - chính trị chưa ổn định, việc quân chưa trọn vẹn,... → Rất cần thiết sự hỗ trợ, đóng góp công sức của những bậc hiền tài.

- Mục đích: Kêu gọi những người hiền tài, những kẻ sĩ trong thiên hạ từ bỏ cuộc sống ẩn náu, an nhàn, ra triều làm quan, đem tài năng và công sức giúp vua xây dựng và ổn định đất nước.

Câu 2: Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

- Văn bản hướng tới đối tượng: Các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người hiền tài, những người từng làm quan cho triều cũ đang sống ẩn dật.

- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước:

  • Đất nước vừa trải qua chiến tranh, loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường.
  • Nhiều người mất lòng tin vào triều đình.
  • Nhiều người đã quen và yêu thích cuộc sống nhàn, rời xa chốn quan trường xô bồ.
  • Một bộ phận ngại tiến cử bản thân, không có ai tiến cử,...

→ Những khó khăn Ngô Thì Nhậm gặp phải cũng chính là lí do gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho nguyên khí quốc gia thời điểm đó.

Câu 3: Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

- Văn bản có 3 phần.

- Bố cục và mối quan hệ giữa nội dung các phần:

Phần  Giới hạn Nội dung

Mối quan hệ

Phần 1
  • Từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”
  • Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử.
→ Đặt vấn đề.
Phần 2
  • Tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”
  • Thực trạng của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.
→ Giải quyết vấn đề.
Phần 3
  • Đoạn còn lại
  • Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
→ Kết luận.

Câu 4: Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

- Lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, xác đáng, dựa trên cơ sở thực tế.

- Lời văn ngắn gọn, hàm súc.

- Lập luận chặt chẽ, lời lẽ mềm mỏng, khiêm nhường nhưng vẫn mang tính ràng buộc.

- Tình cảm chân thành, mãnh liệt.

Câu 5: Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, tình cảm chân thành, chứa đựng nhiều tâm huyết của người viết.

- Tình cảm, nhân cách, phẩm chất của vua Quang Trung.

Câu 6: Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?

- Cầu hiền chiếu được viết trong hoàn cảnh đất nước vừa trải qua chiến tranh, loạn lạc, triều đình mới thành lập còn non trẻ, chưa có nền móng vững chắc, nguyên khí quốc gia lại suy kiệt,...

→ Thông qua Cầu hiền chiếu, Ngô Thì Nhậm đã thay mặt vua, thể hiện khát khao chiêu mộ người hiền tài trên khắp đất nước, để những kẻ sĩ có tài dốc lòng cống hiến cho sự nghiệp chung của nước nhà, cho nhân dân được ấm no, đủ đầy.

IV. Kết nối đọc viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.

Gợi ý triển khai

- Khẳng định: người hiền tài từ xưa đến nay đều được trọng dụng.

→ Đất nước càng phát triển, tới thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, vai trò của những người tài càng được chú trọng.

- Đất nước là nơi chúng ta được sinh ra, lớn lên, là nơi nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành và học tập, phát triển → khi thành tài, cần đóng góp công sức của bản thân cho sự nghiệp chung của Tổ quốc.

- Những người tài luôn được chiêu mộ và trân trọng, việc đóng góp cho cộng đồng vừa là sứ mệnh, vừa là đặc ân → cần nỗ lực không ngừng nghỉ, tích cực, chủ động đóng góp công sức, năng lực của bản thân để phục vụ sự nghiệp chung.

  • 270 lượt xem
Sắp xếp theo