- Cấu tứ trong thơ
- Yếu tố tượng trưng trong thơ
- Ngôn ngữ trong thơ (một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường).
- Xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ,
- Giúp hiểu được nhận thức, cảm xúc, cảm giác của tác giả về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó.
⇒ Qua đó không chỉ giúp người đọc hiểu được ý đồ của tác giả mà còn giúp họ nắm bắt được chủ đề để khai thác tác phẩm một cách hiệu quả và đầy đủ nhất.
- Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:
+ Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc,…
+ Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh nghệ thuật so sánh, ẩn dụ,…
+ Sự sáng tạo về ngôn từ.
+ Tính nhạc trong thơ.
- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng: Đi giữa đường thơm (Huy Cận); Hoàng hoa (Bích Khê), Xương khô (Chế Lan Viên),…
* Ví dụ 1:
“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu,
Đợi gió đông về để lả lơi.
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm,
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe."
(Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử)
- Hình ảnh tượng trưng: trăng - trăng xuất hiện như một cô gái xinh đẹp và lả lơi gợi tình trong nhiều tư thế khác nhau.
⇒ Hình ảnh trăng trong đoạn thơ biểu tượng cho những cô gái gợi cảm và táo bạo. Bài thơ tên là “bẽn lẽn” nhưng hình ảnh thơ đầy sức khêu gợi. Có thể đó chính là hình ảnh những người con gái hiện đại muốn bứt khỏi vòng cương tỏa, khỏi những ràng buộc khắt khe và bất công của chế độ phong kiến.
* Ví dụ 2:
"Có gì đâu, có gì đâu
mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều
rễ siêng không ngại đất nghèo
tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù"
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
- Hình ảnh cây tre: tượng trưng cho con người Việt Nam.
- Màu xanh của tre hòa quyện với màu xanh của tự nhiên giàu sức sống và hòa mình cùng bầu trời xanh.
⇒ Qua đó, tác giả muốn nói đến con người, đó là phẩm chất biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam - chúng ta tuy nhỏ bé nhưng không tầm thường, dù nghèo đói cũng không chịu khuất phục, luồn cúi. Con người của đất nước ta luôn cần cù, chịu khó, hăng say lao động, dựng xây cuộc sống tươi đẹp. Càng khó khăn, nghèo khổ càng giúp cây tre hay cũng chính con người Việt Nam tôi luyện đức tính cần cù, chịu khó, trở thành nét đặc trưng, phẩm chất tiêu biểu của nhân dân ta.
A. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ William Shakespeare: tác giả tiêu biểu của văn học thời kì Phục hưng, người được mệnh danh là linh hồn của thời đại.
+ Tác phẩm của Shakespeare được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các vở kịch nối tiếp nhau ra đời: Hămlet (1601), Vua Lia (1605),...
+ Vở bi kịch thành công nhất của Shakespeare là Romeo và Juliet.
- Nêu khái quát nội dung muốn giới thiệu:
+ Qua Romeo và Juliet, tác giả đã làm nổi bật được sức mạnh của tình yêu.
+ Đồng thời, tác phẩm cũng đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật kịch.
B. Thân bài
1. Khái quát chung về thể loại
- Khái niệm: Kịch bản văn học là một tác phẩm văn học, mang đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ (phân biệt với kịch - nghệ thuật sân khấu, biểu diễn).
- Đặc trưng của kịch: xung đột và cách giải quyết xung đột, hành động kịch, ngôn ngữ kịch,…
- Phân loại kịch dựa theo nội dung, ý nghĩa: hài kịch, bi kịch, chính kịch.
⇒ Romeo và Juliet là tác phẩm thuộc thể loại bi kịch, vở bi kịch thành công nhất của Shakespeare.
2. Giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Nội dung của tác phẩm
- Nghệ thuật của tác phẩm
C. Kết bài
- Khẳng định lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm.