Thực hành đọc: Cải ơi! (Nguyễn Ngọc Tư)

1. So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức truyện kể.

- Trật tự các sự kiện trong câu chuyện: Theo trật tự thời gian, diễn ra hợp lý, tinh tế (Kể về hành trình đi tìm đứa con gái tên Cải của ông Năm Nhỏ, khi nó đi biệt là năm mười ba tuổi, ông bị nghi ngờ vì không phải ba ruột mà đối xử tệ với con rồi quyết định bỏ đi tìm Cải. Hành trình tìm con 12 năm của ông bắt đầu). 

- Trật tự các sự kiện trong truyện kể: Đan xen giữa quá khứ và hiện tại, không theo trình tự nhất định (mở đầu nói về nơi hiện tại ông Năm Nhỏ sống cùng đoàn ca múa nhạc → hoàn cảnh của ông - chuyện xảy ra trong quá khứ → quay về thực tại)

Nhận xét hiệu quả nghệ thuật: Cách kể chuyện phá vỡ trật tự câu chuyện làm nổi bật nỗi mong mỏi, đau đáu của người cha yêu thương con sâu sắc, khát khao cháy bỏng có thể tìm được đứa con thân yêu của mình; đồng thời cách kể tạo nét hấp dẫn, độc đáo cho nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm. 

2. Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.

- Ngôi kể: ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri.

- Quan hệ: Người kể chuyện đã thay tác giả kể lại câu chuyện đi tìm con của ông Năm, qua đó thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm của ông dành cho đứa con riêng của vợ.

- Thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: Thái độ thương cảm, xót xa.

3. Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm

- Hệ thống điểm nhìn: Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình, điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế.

- Điểm nhìn người kể chuyện giúp nhà văn miêu tả chính xác, khách quan diễn biến hành động của nhân vật, kết hợp với điểm nhìn bên trong để miêu tả nội tâm, cảm xúc của nhân vật.

  • Ông Năm khắc khoải chờ mong tin con, buồn bã khi nhớ về con.
  • Thàn lo lắng cho câu chuyện giữa mình với Diễm Thương.
  • Diễm Thương lạnh nhạt, không cảm xúc.

4. Chú ý sự cộng hưởng giữa lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện.

Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật có sự cộng hưởng với nhau:

- Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của ông Năm, Thàn và Diễm Thương.

- Lời của nhân vật là những đoạn đối thoại, hoặc câu văn bộc lộ suy nghĩ của các nhân vật.

  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo