- Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. (Ca dao)
- Tình yêu như trái phá con tim mù lòa (như sức công phá của đại bạc); tình yêu như vết cháy trên da thịt người (như thương tích của lửa hoặc bom cháy); tình yêu đốt sáng con tim tật nguyền (như ánh sáng và sức thiêu đốt của hỏa châu),... (Tình sầu - Trịnh Công Sơn)
- Ca khúc phổ thơ Xuân Quỳnh: Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Mẹ của anh,...
(Ẩn tượng: Lời bài hát sâu sắc, ý nghĩa; giai điệu nhịp nhàng, du dương,...)
- Câu thơ mở đầu: Em sẽ kể anh nghe/ Chuyện con thuyền và biển.
- Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Nhân vật: thuyền, biển
- “Từ ngày nào chẳng biết… còn xa”: Giai đoạn tình yêu vừa mới chớm nở.
- “Những đêm trăng hiền từ… đứng yên”: Giai đoạn tình yêu nồng nhiệt.
- “Chỉ có thuyền mới hiểu…bão tố”: Sự thấu hiểu, đồng cảm và nỗi nhớ trong tình yêu.
- Dấu ngoặc đơn chứa nội dung nhằm lí giải cho hành động vô cớ của biển.
- Sự thấu hiểu trong tình yêu (chỉ có thuyền mới hiểu được sự mênh mông của biển cả, chỉ có biển mới biết thuyền đi về những nơi đâu).
- Khi không được ở bên nhau, những người yêu nhau sẽ nhớ nhung, khao khát mãnh liệt được gặp gỡ.
- Nhân vật trữ tình - người kể chuyện chính là biển.
- Ẩn dụ: Biển là tượng trưng cho người con gái khi yêu; thuyền là người nam giới. Nếu thiếu vắng đi người đàn ông, cô gái sẽ không nguôi nỗi nhớ nhung, mong chờ, thấy cuộc đời chỉ toàn bão tố.
- Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ là chuyện của thuyền và biển - ẩn dụ cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Đó là câu chuyện tình yêu với các giai đoạn, cung bậc cảm xúc đa dạng: từ thuở tình yêu mới chớm nở, người con trai khao khát chinh phục, người con gái thẹn thùng đến những ngày tháng ở bên nhau, chia sẻ những tâm tư, tình cảm, có khi hờn ghen vô cớ,...
- Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng được đặt trong tương quan: giữa người con trai và con gái.
- Những cung bậc tình cảm đã được “người kể” soi rọi, khám phá là:
- Hiểu: là sự đồng cảm, thấu hiểu của con người trong tình yêu. Để hiểu được nhau, hai người phải biết đặt vị trí vào người kia, có cái nhìn đa chiều, sâu sắc.
- Biết: sự hiểu biết về người mình yêu, để “biết” cần phải chủ động tìm hiểu, quan sát từ đó nhìn nhận, có những cách ứng xử phù hợp. Phải “biết” mới có thể “hiểu”.
- Gặp: là sự gặp gỡ, có thể sau một quá trình đã “biết” và “hiểu”; gặp gỡ trong tình yêu có thể do duyên số, cũng có thể do con người chủ động tìm đến nhau do tình yêu dẫn lối.
→ Để tình yêu duy trì lâu dài, bền vững, mối quan hệ cần phải là sự tổng hòa của cả ba yếu tố trên.
- Sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: khéo léo, linh hoạt, cho thấy sự tương đồng giữa thuyền - biển và anh - em; người đọc không khó để nhận ra được mạch truyện dù có sự tương đồng lớn.
- Số dòng thơ dành cho từng câu chuyện:
→ Số dòng dành cho thuyền và biển chiếm đa số, như vậy câu chuyện tình yêu rất ít được thể hiện trực tiếp nhưng người đọc vẫn hoàn toàn có thể hiểu được vì sự tương đồng lớn, nói đến thuyền và biển cũng chính là nói đến câu chuyện tình yêu của tác giả.
- Một người con gái đắm say trong tình yêu, luôn khát khao những hạnh phúc lứa đôi bình dị nhưng mãnh liệt, dạt dào xúc cảm.
- Là người có tâm hồn đa sầu, đa cảm, có những rung cảm tinh tế, sâu sắc.
→ Khát vọng: được sống, yêu hết mình, có được hạnh phúc bình dị nhưng ý nghĩa lớn lao.
- Giúp bộc lộ cảm xúc, tình cảm khéo léo, chân thành.
- Thông điệp, khát vọng về tình yêu được truyền tải tự nhiên, gần gũi.