Con đường mùa đông (A.Pushkin)

I. Gợi dẫn trước văn bản đọc

Câu hỏi: Hãy hình dung những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện. Theo bạn, để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể làm gì?

- Những trở ngại tinh thần: sự lạnh giá của mùa đông, nỗi cô đơn, trống trải khi độc hành, nỗi nhớ về gia đình, người thương yêu, mong ước đoàn tụ,...

- Cách để vượt qua những trở ngại: có ý chí, tinh thần mạnh mẽ, kiên cường; chuẩn bị đầy đủ hành trang trước khi lên đường, có chỗ dựa tinh thần vững chắc,...

II. Thẻ trong văn bản đọc

Câu 1: Lưu ý: Mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại.

- Hình ảnh: làn sương gợn sóng, ánh trăng, cánh đồng, đường mùa đông, cỗ xe tam mã, không một mái lều, ánh lửa, tuyết trắng và rừng, cột dài.

- Âm thanh: nhạc ngựa, bài ca của người xà ích, kim đồng hồ kêu tích tắc.

Câu 2: Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào?

- Ngoại cảnh: Bức tranh phong cảnh Nga đặc sắc với vẻ đẹp đa dạng, nhiều sự vật nối tiếp nhau của mùa Đông nước Nga.

- Hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng: Đêm đông lạnh lẽo, mênh mông, hiu quạnh.

⇒ Ngoại cảnh là phong cảnh nước Nga tươi đẹp đối lập với hình ảnh bên trong tâm tưởng là mùa đông nước Nga lạnh lẽo, lòng người buồn tẻ, cô đơn, ảm đạm.

Câu 3: Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu?

- Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với cô gái Nga yêu thương ở một không gian nhỏ, hẹp bình yên, ấm áp: có lò lửa đỏ, có tiếng đồng hồ kêu tích tắc.

⇒ Qua đó có thể thấy được nỗi nhớ đang thường trực trong tâm trí tác giả: nỗi nhớ cô gái mình yêu thương và nỗi nhớ quê hương.

Câu 4: Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào?

- Những hình tượng thơ đã xuất hiện được điểm lại ở cuối bài thơ theo thứ tự ngược lại.

- Mở đầu là hình ảnh sương → tác giả đặt hình ảnh sương ở cuối.

III. Yêu cầu sau khi đọc

Câu 1: Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn nhưng liên tưởng gì?

- Nhan đề Con đường mùa đông gợi những liên tưởng về hình ảnh con đường rộng lớn, hiu quạnh, giữa mùa đông lạnh lẽo, không khí ảm đạm u buồn.

⇒ Hình ảnh con đường mùa đông có thể là ẩn dụ cho hoàn cảnh hiện tại của tác giả: lạnh lẽo, cô đơn,...

Câu 2: Những hình ảnh (“trăng”, “cột sọc chỉ đường”) và âm thanh (“tiếng lục lạc”, “kim đồng hồ kêu tích tắc”) trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

- Những hình ảnh “trăng” và “cột chỉ đường”: chỉ không gian hun hút vô tận, xa thẳm, mông lung, quạnh quẽ: ánh trăng mờ và cánh đồng xa.

- Âm thanh “tiếng lục lạc” và “kim đồng hồ kêu tích tắc”: chỉ âm thanh lục lạc đơn điệu buồn tẻ, tiếng đồng hồ kêu tích tắc như một kỉ vật nhắc nhở bao hoài niệm thương yêu.

⇒ Cảnh vật và âm thanh đều mang sắc thái buồn rầu, thấm đượm tâm trạng của nhân vật trữ tình, song đều có sự cố gắng, mang hơi hướng tích cực như: “cột sọc chỉ đường” - “chào ta”, “kim đồng hồ tích tắc” - “xua lũ người tẻ nhạt”...

⇒ Tâm trạng nhân vật trữ tình: cô đơn, lạnh lẽo, tẻ nhạt, nhớ thương quê nhà - nhưng rất gắng gượng sốc lại tinh thần → Sự đấu tranh nội tâm.

Câu 3: Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vì sao?

- Những hình ảnh, hoạt động trong khổ 4:

  • Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen / Rừng sâu và tuyết
  • Những cột sọc chỉ đường / ngược chiều tôi

- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này nhân vật đang chìm trong cảnh thiên nhiên thiên nước Nga, nhưng dường như đã dần thoát ly ra khỏi nỗi buồn.

Câu 4: Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao.

- Không gian: bên lò lửa đỏ → nơi chốn cũ của tác giả, khi chưa bị lưu đày.

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình trở về với những tháng ngày hạnh phúc, về lại nơi được ở bên cạnh người mình yêu thương - đó là niềm hạnh phúc, khát khao cháy bỏng mà ông muốn có được, muốn lần nữa được trải nghiệm, cảm nhận. Song, hiện thực tàn nhẫn vẫn ở đó, khi quay trở lại, nỗi buồn lại vây lấy nhân vật trữ tình, phải gắng gượng để tieps tục những tháng ngày lưu đày.

Câu 5: “Xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông”?

- Những hình tượng “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” có ý nghĩa như điểm tựa nâng đỡ tâm hồn người lữ khách một đêm trăng mờ sương trên con đường mùa đông tuyết trắng.

  • Hình ảnh “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích” gợi lên những nét thân thiết, quen thuộc với tâm hồn Nga. Làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt.
  • Hình ảnh “mái lều, ánh lửa” gợi mái ấm hạnh phúc gia đình.
  • Nhà thơ nhắc đến tên người yêu để cố xua đi một phần nào nỗi buồn, nỗi cô đơn.

Câu 6: Nêu nhận xét về những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời.

- Những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối được lặp lại:

  • Là sự tổng hợp những hình ảnh quen thuộc đã xuất hiện trong những khổ thơ trên.
  • Để diễn tả sâu hơn tâm trạng người lữ hành, từ mơ tưởng trở về thực tại, với con đường mùa đông lạnh lẽo, con đường đi đày với nỗi buồn xa vắng cô đơn.

- Để lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời chúng ta có thể suy nghĩ về những điều tốt đẹp mà ta hướng tới, nghĩ về những điều làm điểm tựa tâm hồn như gia đình, tình yêu,…

Câu 7: Bạn có nhận xét gì về cấu tứ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có kiểu cấu tứ này mà bạn biết.

- Cấu tứ của bài thơ: Các hình ảnh về con đường mùa đông và những hình ảnh trong tâm tưởng nhà thơ “trăng, lò sưởi, mái lều, ánh lửa,…” đều lặp đi lặp lại, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Cấu tứ trong bài thơ thể hiện qua hình ảnh con đường mùa đông cô đơn, lạnh lẽo, từ “buồn” xuất hiện với tần số rất cao. Con đường mùa đông là con đường lưu đày, là con đường ly biệt.

- Bài thơ khác có cấu tứ như trên: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận; Lượm - Tố Hữu, Ông đồ (Vũ Đình Liên),..

IV. Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông.

Gợi ý triển khai

- Hình ảnh con đường là hình ảnh quen thuộc, có thể nói là được yêu thích của các tác giả theo khuynh hướng lãng mạn. Ở đó, con đường tượng trưng cho sự dịch chuyển liên tục, sự tự do, khao khát đi và chiếm lĩnh những vùng đất mới.

- Hình ảnh con đường trong bài thơ đối lập hoàn toàn: giống như sự mất tự do, lại cô độc, lẻ loi, bế tắc,... Pushkin liên tục nhấn mạnh sự buồn chán, cô quạnh của hành trình dài như vô tận cũng như niềm mong mỏi, khát khao được trở về không gian - thời gian xưa cũ.

- Hình ảnh con đường mùa đông là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con đường đời của nhân vật trữ tình. Nó không phải là dễ dàng, đầy thử thách, thất vọng, buồn bã, nhưng dẫu sao vẫn luôn có niềm hy vọng len lỏi trong đó.

  • 57 lượt xem
Sắp xếp theo