- Nạn đói năm Ất Dậu là thảm họa bắt đầu từ tháng 10/1944 kéo dài đến giữa năm 1945. Nạn đói diễn ra ở 32 tỉnh thành miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra.
- Cái đói không buông tha ai, trọng tâm là những người dân nghèo, người lao động, đặc biệt là người nông dân không có ruộng đất.
- Cái đói khiến gia đình ly tán, tình người đứt đoạn, cái chết từ từ và thảm khốc,...
⇒ Nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã trở thành một thảm kịch đau lòng nhất của người Việt nửa đầu thế kỷ XX. Gần 80 năm đã trôi qua, nhưng những nỗi đau để lại từ “sự hủy diệt khủng khiếp” ấy dường như vẫn còn đó, khôn nguôi.
- Không phải lúc nào nghịch cảnh cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng.
- Trong nghịch cảnh, con người càng thêm kiên cường, mạnh mẽ, có ý chí để vượt lên, hướng tới tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
- Hình ảnh:
- Cảm giác:
- Tâm trạng của Tràng:
- Tâm trạng của thị:
- Họ cũng hiểu được đôi phần; khuôn mặt “bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”;
- Một người thở dài.
- Thì thầm hỏi xem người đàn bà là ai “Ai đây nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?”
- Dự đoán “Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.
- Ái ngại cho tương lai của hai người “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
- “Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả lên giường, dưới đất.”
- Nhìn thị cười cười, vỗ vỗ xuống giường, mời ngồi đon đả.
- Loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà.
- Nghĩ bụng khi thấy thị buồn: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...”
- Nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình.
- Vẫn ngờ ngợ, không ngờ rằng mình đã có vợ.
- Lần đầu:
- Lần thứ hai:
- Sự dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ → Tràng là một người hiền lành, tốt bụng.
- Sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ (đưa thị lên chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về).
- Quái, sao có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ? Người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?
→ Sử dụng các câu hỏi độc thoại nội tâm.
- "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được";
- "Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…";
- "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau";
- "Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân";
- "Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót";
- "Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá";
→ Bà cụ Tứ thương xót, cảm thông và chấp nhận nàng dâu mới
Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của Tràng.
- Bà cụ Tứ:
- Người “vợ nhặt: Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn.
- Nồi chè khoán (cháo cám) mang nghĩa tả thực: là hiện thực về cái đói vô cùng khốc liệt và ám ảnh, đe dọa cuộc sống, hạnh phúc con người,
- Làm ngời sáng vẻ đẹp tấm lòng, tình cảm của người mẹ già khốn khổ (bà cụ Tứ).
- Thể hiện khát khao gia đình của người đàn bà vô danh.
→ Kim Lân không chỉ gợi lại sinh động thảm trạng ngày đói năm nào mà nhà văn còn muốn ca ngợi tình người nồng thắm nơi những tấm lòng thuần hậu, chất phác. Trong cảnh đói bi thương ấy, họ vẫn không thôi yêu thương, vẫn nương tựa vào nhau cùng sẻ chia và cùng hi vọng.
Bà cụ Tứ sợ cái đói, cái nghèo, lo cho tương lai sau này. “Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ…”.
- Thần mặt ra nghĩ ngợi, nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
- Ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
- Dự cảm thay đổi cuộc đời, hướng về tương lai tươi sáng hơn với hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
- Lá cờ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng, cho một đất nước mới độc lập tự do hạnh phúc. Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng: Tràng đã bắt đầu mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ..
- Hình ảnh lá cờ mở ra một kết thúc mở cho số phận của những nhân vật, hình ảnh thực mang ý ngĩa biểu trưng, biểu tượng lớn lao. Nội dung thể hiện giá trị hiện thực khi đề cập đến sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc,mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn. Không còn cái màn đêm tối đen, không còn cái lò gạch cũ quanh quẩn, hình ảnh lá cờ là dấu gạch nối chuyển giao hai thời đại. Người nông dân chuyển từ chịu đựng sang phản kháng. Họ bắt đầu ý thức được sự đấu tranh và giành tự do cho đất nước, đánh dấu quá trình giác ngộ lí tưởng cách mạng. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng mở ra một kỉ nguyên về đọc lập tự do, khơi gợi niềm tin trong các nhân vật.
- Nhan đề Vợ nhặt góp phần thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm., tạo ra một ấn tượng sâu sắc kích thích sự tò mò, chú ý của người đọc, bao chứa một tình huống độc đáo, éo le, trớ trêu, bi thảm mà thấm đẫm tình người.
⇒ Nhan đề Vợ nhặt đã khiến người đọc phần nào suy đoán được phẩm chất giá trị của người vợ khi được nhặt về như cỏ rác; cũng đồng thời hình dung được tình cảnh của người chồng khi một việc lớn lao, trọng đại của đời người lại được thực hiện bởi một hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chủ tâm.
⇒ Như vậy, nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt với sự hàm chứa những mâu thuẫn, éo le đã góp phần thể hiện những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm, giúp nhà văn phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của những người nông dân nghèo trong nạn đói 1945.
- Tình huống truyện:
Tràng là người mà ngay trong hoàn cảnh bình thường cũng rất ít khả năng có thể lấy được vợ - hắn là dân ngụ cư với địa vị lép vế trong làng xã, lại nghèo khổ, xấu xí, thô kệch và hơi dở tính. Vậy mà Tràng lại lấy được vợ, thậm chí chóng vánh, dễ dàng đến mức chính hắn cũng không tin nổi. Việc nhặt vợ của Tràng lại diễn ra vào thời điểm khủng khiếp nhất của nạn đói Ất Dậu, khi làng ngụ cư của Tràng bao trùm trong không khí chết chóc lạnh lẽo.
- Ý nghĩa:
+ Giá trị hiện thực:
+ Giá trị nhân đạo: Khẳng định, ngợi ca, trân trọng và thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của những con người biết vượt lên trên cái đói, cái thảm đạm để sống, để yêu thương, để vui và hy vọng.
- Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự thời gian Tràng nhặt được vợ.
- Bố cục:
Phần 1 |
|
|
Phần 2 |
|
|
Phần 3 |
|
|
Phần 4 |
|
|
(1) Nhân vật Tràng:
Trước khi nhặt vợ |
|
|
|
⇒ Ngay trong hoàn cảnh bình thường, Tràng cũng khó có thể lấy được vợ. |
|
Sau khi nhặt vợ |
|
(2) Nhân vật người vợ nhặt:
Trước khi liều lĩnh đi theo Tràng |
|
Từ khi theo Tràng về làm vợ |
|
(3) Nhân vật bà cụ Tứ:
Trước khi Tràng có vợ |
|
Khi biết Tràng có vợ |
|
Sau khi Tràng có vợ |
|
- Điểm nhìn:
(Ví dụ: Ban đầu Kim Lân miêu tả Tràng qua ngoại hình, nghề nghiệp và hoàn cảnh sống, sau đó từ điểm nhìn bên trong, Kim Lân cho người đọc thấy suy nghĩ tâm trạng của Tràng sau khi có vợ).
- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản:
- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kỹ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ…” Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.
- Chủ đề: Phản ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra.
- Giá trị tư tưởng:
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói bởi: Đám cưới của Tràng với thị cũng như là đám cưới cổ tích. Giữa cái cảnh đói kém, khi mà bản thân còn lo chưa xong nhưng vẫn ánh lên tình thương giữa người với người trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Tràng và bà cụ Tứ sẵn sàng đèo bồng thêm một người vợ nhặt, thị cũng sẵn sàng theo không Tràng về làm vợ. Khát vọng hạnh phúc gia đình lớn lao hơn những nhu cầu cuộc sống tầm thường.
- Đặc biệt, hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trong tâm trí Tràng ở cuối truyện đã khẳng định chắc chắn hơn niềm tin và sức mạnh của con người, đó là hình ảnh cho thấy những hi vọng của người dân xóm ngụ cư, của mấy mẹ con Tràng không hão huyền, viển vông, là tín hiệu chắc chắn của sự đổi đời đã và sẽ hiện hữu trong hiện thực cuộc sống.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt.
Gợi ý
(1) Sự đói khát không làm con người mất đi lòng nhân ái:
- Lòng nhân ái đã thể hiện ngay trong việc nhặt vợ của Tràng. Chia sẻ miếng ăn với một người xa lạ đang đói khát không hẳn chỉ là bốc đồng, chia sẻ cuộc đời với một người đàn bà khốn khổ, xấu xí không hẳn chỉ là liều lĩnh – đằng sau sự bốc đồng, liều lĩnh ấy là tấm lòng hào hiệp của người đàn ông có trái tim nhân ái.
- Lòng nhân ái, vị tha đặc biệt tập trung ở những nỗi niềm của bà cụ Tứ, đều chỉ xuất phát từ tình cảm xót thương vô bờ bến với cả con trai và con dâu. Khi chấp nhận người đàn bà xa lạ, đói khát làm dâu con, bà đã bỏ qua không chỉ lễ giáo thông thường mà cả nỗi ám ảnh khủng khiết của sự đói khát, chết chóc đã chấp nhận cưu mang một con người khốn khổ, để vun đắp cho hạnh phúc của con cái.
⇒ Biết trân trọng, yêu thương, biết chia sẻ, quan tâm lo lắng cho nhau ngay trong cảnh khốn cùng, đó là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, đó cũng là phẩm chất đẹp đẽ truyền thống của một dân tộc luôn nhắc nhau lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân.
(2) Sự đói khát không làm mất đi những khát vọng hạnh phúc:
- Quyết định nhặt vợ liều lĩnh của Tràng sau một thoáng phân vân, do dự;
- Những khuôn mặt hốc hác, u tối… của những người dân xóm ngụ cư bỗng rạng rỡ hẳn lên khi nhìn thấy Tràng dẫn vợ về trong buổi chiều chạng vạng;
- Cảm giác mới mẻ, hạnh phúc, trạng thái êm ái lửng lơ trong lòng Tràng vào sáng hôm sau;
- Nét mặt nhẹ nhõm, tươi tình của bà cụ Tứ…
⇒ Đó là những biểu hiện rõ nhất của niềm khát khao hạnh phúc, niềm mong ước được tìm đến với nhau, được sum vầy trong những mái ấm gia đình, khát vọng ấy vẫn tồn tại trong tâm hồn những con người đang sống trên bờ vực hủy diệt của sự đói khát.