Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm (Thái Bá Vân)

1. Nội dung các khái niệm đời sống vật thể và đời sống hình tượng được tác giả sử dụng trong văn bản

- Đời sống vật thể: tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật.

Ví dụ: bức tranh Em Thúy là một tấm vải, khổ 45 x 60 cm, rằng nó được vẽ bằng màu dầu, kiểu hội họa bác học châu Âu, rằng nó có khung bằng gỗ,… đó là đồ vật.

- Đời sống hình tượng: tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm.

Ví dụ: bức tranh Em Thúy, hiện tượng phân hóa này không xảy ra trên bức tranh. Hiện tượng này xảy ra trong ý thức tôi, ở cái khả năng trừu tượng hóa của đầu óc con người.

2. Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm

- Không phải cứ nhìn vào những gì hiện hữu lên trên tác phẩm thì chính là nội dung, ý nghĩa của việc truyền tải bởi phải căn cứ vào nhiều yếu tố như thời cuộc, tác giả, ngữ cảnh,...

- Tác giả đã lấy ví dụ về bức tranh Em Thúy, ông không biết đó là ai, xấu xí hay xinh đẹp, có giống thật hay không… Ông chỉ biết tác giả là Trần Văn Cẩn - người đang sống giữa thời cuộc đầy bất ổn khi cái Âu hóa bắt đầu du nhập vào nước ta.

→ Tác giả kết luận rằng bức tranh thể hiện sự do dự của ông trước thế sự khi hệ tư tưởng phương Tây đang dần thâm nhập vào Việt Nam.

3. Vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn

- Hiện thực (như bức tranh em Thúy) chỉ có một nhưng ý nghĩa, tư tưởng của nó còn tiếp tục được người đọc kiến tạo. Mỗi chủ thể sẽ có những tri thức, trải nghiệm, góc nhìn khác nhau dẫn đến những cách cảm nhận, cách lý giải khác nhau. Một tác phẩm có giá trị lớn lao sẽ là tác phẩm khơi gợi được nhiều liên tưởng, tưởng tượng, lý giải về nó.

→ Mỗi lần người đọc kiến tạo nghĩa cho tác phẩm là một lần tác phẩm được sống dậy, nhờ vậy mà trường tồn trước sự bào mòn của năm tháng.

4. Cách triển khai các luận điểm trong văn bản

Các luận điểm được tác giả đánh số thứ tự, đặt tên ngắn gọn, từ ngữ cô đọng, hàm súc; hệ thống luận điểm được triển khai theo trật tự hợp lý, luên kết và mạch lạc.

→ Người đọc dễ dàng nắm bắt, tiếp nhận tác phẩm.

  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo