Bài tập Tổ hợp - Xác suất (Phần 4)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để 3 quyển được lấy ra thuộc 3 môn khác nhau.

    Hướng dẫn:

    Trên giá sách có 4 + 3 + 2 = 9 quyển sách

    Số phần tử của không gian mẫu là: n\left( \Omega  ight) = C_9^3 = 84

    Gọi A là biến cố "3 quyển được lấy ra thuộc 3 môn khác nhau"

    => n\left( A ight) = C_4^1.C_3^1.C_2^1 = 24

    => Xác suất để 3 quyển được lấy ra thuộc 3 môn khác nhau là: P\left( A ight) = \frac{{n\left( A ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \frac{{24}}{{84}} = \frac{2}{7}

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để 3 quyển được lấy ra đều là môn toán.

    Hướng dẫn:

    Trên giá sách có 4 + 3 + 2 = 9 quyển sách

    Số phần tử của không gian mẫu là: n\left( \Omega  ight) = C_9^3 = 84

    Gọi B là biến cố "3 quyển được lấy ra đều là môn toán"

    => n\left( B ight) = C_4^3=4

    => Xác suất để 3 quyển được lấy ra đều là môn toán là:

    P\left( B ight) = \frac{{n\left( B ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \frac{{4}}{{84}} = \frac{1}{21}

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Trên giá sách có 4 quyển sách Toán, 3 quyển sách Lí, 2 quyển sách Hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để 3 quyển được lấy ra có ít nhất một quyển là Toán.

    Hướng dẫn:

    Trên giá sách có 4 + 3 + 2 = 9 quyển sách

    Số phần tử của không gian mẫu là: n\left( \Omega  ight) = C_9^3 = 84

    Gọi C là biến cố "3 quyển lấy ra có ít nhất một quyển là Toán"

    => \overline C là biến cố "3 quyển lấy ra không có quyển Toán"

    Trường hợp lấy được 1 quyển sách Lí, 2 quyển sách Hóa có: C_3^1.C_2^2 cách

    Trường hợp lấy được 2 quyển sách Lí, 1 quyển sách Hóa có: C_3^2.C_2^1 cách

    Trường hợp lấy được 3 quyển sách Lí có: C_3^3 cách

    => n\left( {\overline C } ight) = C_3^1.C_2^2 + C_3^2.C_2^1 + C_3^3 = 10

    => Xác suất để 3 quyển lấy ra không có quyển Toán là:

    P\left( {\overline C } ight) = \frac{{n\left( {\overline C } ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \frac{{10}}{{84}} = \frac{5}{{42}}

    => Xác suất để 3 quyển được lấy ra có ít nhất một quyển là Toán là:

    P\left( C ight) = 1 - P\left( {\overline C } ight) = 1 - \frac{5}{{42}} = \frac{{37}}{{42}}

  • Câu 4: Nhận biết
    Tính xác suất thực nghiệm mặt ngửa

    Người ta gieo 8000 lần một đồng xu cân đối thì tần số xuất hiện của mặt ngửa là 4013. Xác suất thực nghiệm mặt ngửa là:

    Hướng dẫn:

    Số phần tử không gian mẫu là: n\left( \Omega  ight) = 8000

    Theo bài ra ta có: Tần số xuất hiện của mặt ngửa là 4 013 lần

    => Xác suất thực nghiệm mặt ngửa là: P = \frac{{4013}}{{8000}}

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính số các số được tạo thành

    Với 4 chữ số 1; 2; 3; 4 có thể lập được bao nhiêu số có các chữ số phân biệt?

    Hướng dẫn:

     Với 4 chữ số 1; 2; 3; 4 có thể lập được số có tối đa 4 chữ số 

    Trường hợp số có 1 chữ số ta được 4 số

    Trường hợp số có 2 chữ số ta được 4 . 3 = 12 số

    Trường hợp số có 3 chữ số ta được: 4 . 3 . 2 = 24 số

    Trường hợp số có 4 chữ số ta được: 4! = 24 số

    => Có thể lập được số các số có các chữ số phân biệt là: 4 + 12 + 24 + 24 = 64 số

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tìm hệ số của số hạng chứa x mũ 6

    Trong biểu thức khai triển của: (1 - x2)6, hệ số của số hạng chứa x6

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  {\left( {1 - {x^2}} ight)^6} = \sum\limits_{k = 0}^6 {C_6^k{{.1}^{6 - k}}.{{\left( { - {x^2}} ight)}^k}}  \hfill \\   = \sum\limits_{k = 0}^6 {C_6^k{{.1}^{6 - k}}.{{\left( { - 1} ight)}^k}.{x^{2k}}}  \hfill \\ \end{matrix}

    Xét số hạng chứa x6 => 2k = 6 => k = 3

    => Hệ số của số hạng chứa x6 là: C_6^3{.1^3}.{\left( { - 1} ight)^3} =  - 20

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính số các số được tạo thành

    Cho 5 chữ số 0; 1; 2; 3; 4. Từ 5 chữ số đó có thể lập được bao nhiêu chữ số chẵn có năm chữ số sao cho trong mỗi số đó mỗi chữ số trên có mặt một lần?

    Hướng dẫn:

     Số tự nhiên có năm chữ số có dạng: \overline {abcde}

    Do mỗi số đó mỗi chữ số trên có mặt một lần => a e b e c e d e e

    Số cần tìm là số chẵn => e ∈ {0; 2; 4}

    Trường hợp 1:  e = 0 => e có 1 cách chọn

    Số cách chọn a là 4 cách

    Số cách chọn b là 3 cách 

    Số cách chọn c là 2 cách

    Số cách chọn d là 1 cách

    => Số các số lập được ở trường hợp 1 là: 4.3.2 = 24 số

    Trường hợp 2: e ∈ {2; 4} => Có 2 cách chọn e

    Số cách chọn a là 3 cách (Do a khác 0)

    Số cách chọn b là 3 cách

    Số cách chọn c là 2 cách

    Số cách chọn d là 1 cách

    => Số các số lập được ở trường hợp 2 là: 2.3.3.2 = 36 số

    => Có thể lập được số các chữ số chẵn có năm chữ số sao cho trong mỗi số đó mỗi chữ số trên có mặt một lần là 36 + 24 = 60 số

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Trong một hộp có 7 quả cầu xanh, 5 quả cầu đỏ, 4 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 4 quả trong hộp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho trong 4 quả cầu chọn ra có đủ 3 màu?

    Hướng dẫn:

    Số cách chọn 2 quả xanh, 1 quả đỏ, 1 quả vàng là: C_7^2.C_5^1.C_4^1 = 420 cách

    Số cách chọn 1 quả xanh, 2 quả đỏ, 1 quả vàng là: C_7^1.C_5^2.C_4^1 = 280 cách

    Số cách chọn 1 quả xanh, 1 quả đỏ, 2 quả vàng là: C_7^1.C_5^1.C_4^2 = 210 cách

    => Số cách chọn sao cho trong 4 quả cầu chọn ra có đủ 3 màu là 420 + 280 + 210 = 910 cách

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Hai người cùng đi câu cá. Xác suất để X câu được (ít nhất một con) cá là 0,1; xác suất để Y câu được cá là 0,15. Sau buổi đi câu hai người cùng góp cá lại. Xác suất để hai bạn X và Y không trở về tay không bằng:

    Hướng dẫn:

    Xác suất để X không câu được cá là 1 - 0,1 = 0,9

    Xác suất để Y không câu được cá là 1 - 0,15 = 0,85

    Xác xuất X và Y trở về tay không (không có con cá nào) là

    P = P(A.B) = P(A).P(B) = 0,9 . 0,85 = 0,765

    => Xác suất X và Y ko trở về tay ko là: 1 - 0,765 = 0,235

  • Câu 10: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Với các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6. Lập được bao nhiêu số có 10 chữ số mà trong mỗi số chữ số 5 có mặt đúng 4 lần, các chữ số khác mỗi chữ số có mặt đúng 1 lần.

    Hướng dẫn:

     Số các số có bằng hoán vị của 10 chữ số trong đó chữ số 5 có mặt đúng 4 lần là: \frac{{10!}}{{4!}}

    Ta phải bỏ đi các số có chữ số 0 đứng đầu ví dụ: 0555512346

    Số các số có bằng hoán vị của 9 chữ số trong đó chữ số 5 có mặt đúng 4 lần là: \frac{{9!}}{{4!}}

     

    => Số các số cần phải tìm thỏa mãn điều kiện là: \frac{{10!}}{{4!}} -\frac{{9!}}{{4!}} = 136080

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (10%):
    2/3
  • Thông hiểu (80%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 829 lượt xem
Sắp xếp theo