Bài toán dân số

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995.

2. Bố cục: 3 phần

- Phần 1. Từ đầu đến “tôi bỗng sáng mắt ra”: Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại.

- Phần 2. Tiếp theo đến “số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng.

- Phần 3. Còn lại. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số.

II. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm).

* Bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1 (Mở bài). Từ đầu đến “tôi bỗng sáng mắt ra”: Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại.

- Phần 2 (Thân bài). Tiếp theo đến “số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng.

- Phần 3 (Kết bài). Còn lại. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số.

* Các ý chính trong phần thân bài:

- Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

- So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.

- Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.

Câu 2: Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?

- Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra đó là: Đất đai không sinh thêm, nhưng con người lại nhiều thêm gấp bộ. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

- Điều khiến tác giả sáng mắt ra: Vấn đề về bài toán đã được đặt ra từ thời cổ đại, chứ không chỉ có trong những năm gần đây như người ta vẫn nghĩ.

Câu 3: Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có tính chất gợi mở, giúp tác giả so sánh đến vấn đề gia tăng dân số.

- Sự tương đồng trong hai vấn đề này: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng ).

- Từ sự so sánh này, tác giả tiếp tục nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.

Câu 4: Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo nhằm mục đích gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

- Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo với mục đích trước tiên là chứng minh rằng phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con.

- Các nước thuộc châu Phi là: Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca; các nước thuộc châu Á: Ấn Độ, Nê-phan, Việt Nam.

- Đây là các nước đang phát triển hay chậm phát triển, với tỉ lệ gia tăng dân số khá cao.

- Sự phát triển của xã hội sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về vấn đề gia tăng dân số.

Câu 5: Văn bản này đem cho em những hiểu biết gì?

- Sự gia tăng dân số thường xảy ra ở các nước đang hoặc chậm phát triển.

- Sự gia tăng dân số đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại

- Đặt vấn đề: giả thuyết về bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại.

- Người viết trình bày quan điểm cá nhân của mình:

  • Ban đầu: không tin
  • Sau đó khi nghe xong câu chuyện: “sáng mắt ra”.

⇒ Cách đặt vấn đề hấp dẫn, có tính chất gợi mở

2. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng

* Câu chuyện từ một bài toán cổ:

- Kể về việc kén rể của một nhà thông thái cho cô con gái của mình.

- Câu đố của nhà thông thái: đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô, đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, 2 hạt thóc vào ô thứ hai, các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi lên, ai đủ số thóc yêu cầu sẽ là chồng cô gái.

- Kết quả: không có ai đạt được yêu cầu của nhà thông thái, số thóc được tính ra có thể lấp đầy khắp bề mặt trái đất - một con số vô cùng khủng khiếp.

- So sánh với vấn đề dân số: Ban đầu thế giới có hai người (A-đam và Ê-va), đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.

* Câu chuyện về khả năng sinh con của phụ nữ: Tỉ lệ sinh con ở các nước châu Phi, châu Á là rất cao:

  • Châu Phi có Ru-an-đa là 8,1; Ta-da-ni-a là 6,7, toàn châu Phi là 5,8.
  • Châu Á có Ấn Độ là 4,5; Nê-pan là 6,3; Riêng ở Việt Nam là 3,7.

* Tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm: tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1.57% năm 1990 thì dân số hành tinh năm 2015 là 7 tỉ người - so sánh với bài toán cổ với số dân trên thế giới mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ.

⇒ Chứng minh đầy thuyết phục bằng cách so sánh và đưa ra số liệu.

3. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số

- Lời kêu gọi:

  • Đừng để cho mọi người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc.
  • Việc hạn chế gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người.

⇒ Lời kêu gọi ngắn gọn nhưng xác đáng.

Tổng kết: 

- Nội dung: Từ câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số. Và nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

- Nghệ thuật: lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể…

  • 35.669 lượt xem
Sắp xếp theo