Đọc các văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Văn bản 1:
Văn bản 2:
Người viết bản tường trình cần có thái độ trung thực, nghiêm túc, trách nhiệm với những điều mà mình viết.
1. Tình huống cần viết văn bản tường trình
Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?
a. Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.
b. Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
c. Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.
d. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.
Gợi ý
a. Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
- Vì việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành gây ảnh hưởng tới giờ học, tới cơ sở vật chất nhà trường cần phải tường trình lại.
- Người viết: Học sinh
- Người nhận: Thầy, cô bộ môn thí nghiệm; Cô, thầy phụ trách phòng thí nghiệm.
b. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.
- Vì việc kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản gia đình cần tường trình lại để cơ quan chức năng có thể nắm rõ và tiến hành điều tra.
- Người viết: Chủ nhân ngôi nhà
- Người nhận: Cơ quan công an của phường, xã.
2. Cách làm văn bản tường trình
a. Thể thức mở đầu văn bản tường trình:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa):
- Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).
- Tên văn bản (ghi chính giữa):
- Người (cơ quan) nhận bản tường trình:
b. Nội dung tường trình: người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.
c. Thể thức kết thúc văn bản tường trình: lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ ký và họ tên người tường trình.
Tổng kết:
- Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
- Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết, có đầy đủ người gửi, người nhận, ngày tháng, địa điểm, thì mới có giá trị.
3. Lưu ý
a. Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật.
b. Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt.
c. Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.