- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.
- Xuất xứ: Tác phẩm được rút ra từ tập Nhật kí trong tù (1942 - 1943).
- Hoàn cảnh sáng tác: Những ngày bị giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ đã bị áp giải qua nhiều nhà lao. Cuộc hành trình chuyển lao đầy gian nan, vất vả được Hồ Chí Minh khắc họa chân thực qua bài thơ Đi đường (Tẩu lộ).
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bố cục: Gồm 4 phần theo kết cấu: Khai - Thừa - Chuyển - Hợp
Học sinh tự thực hiện.
- Bài thơ có kết cấu khá chuẩn về kiểu kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật: 4 câu có trình tự:
- Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ vận động theo kết cấu này. Câu thơ thứ ba là bản lề để tạo ra bước ngoặt chuyển ý cho bài thơ.
Việc sử dụng liên tiếp các điệp từ (tẩu lộ, trùng san) trong cả bản chữ Hán và bản dịch thơ có hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ. Việc lặp lại hai chữ “tẩu lộ” đã nhấn mạnh vào sự khó khăn, gian khổ của việc đi đường. Việc lặp lại các chữ “trùng san, hựu trùng san” cũng vậy. Các chữ này tiếp tục nhấn mạnh cái khó khăn đang nối tiếp, chồng chất khó khăn như tạo ra một cái nền vững chắc để khẳng định cái sức mạnh của tinh thần ở phía sau.
- Câu thơ thứ hai cho thấy sự khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Điệp ngữ “trùng san” (lớp núi) và chữ “hựu” (lại) càng nhấn mạnh được điều đó.
- Câu thơ cuối: người tù đang trong cuộc chuyển lao, phải vượt qua khó khăn nay lại giống như một du khách ung dung say đắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kỳ công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.
⇒ Hai câu thơ ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý khác: Con đường núi gian nan, hiểm trở cũng giống như con người cách mạng khó khăn, nguy hiểm. Niềm vui ở câu thơ của không chỉ của người đi đường khi vượt qua núi cao, mà đó chính là niềm vui của người chiến sĩ cách mạng vì sau nhiều khó khăn thì sự nghiệp cách mạng có được thành công.
Bài thơ “Đi đường” không phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện. Tác phẩm thiên về suy nghĩ, triết lý. Nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.
- Đi đường mới biết gian lao”: tr ực tiếp nhằm nhấn mạnh việc đi đường rất gian lao khổ cực.
⇒ Ẩn dụ cho con đường cách mạng đầy gian nan thử thách.
- Điệp ngữ “trùng san” - núi cao”: nhấn mạnh nỗi gian lao, vất vả của con đường đang đi.
⇒ Chặng đường cách mạng với nhiều khó khăn trước mắt, cần người chiến sĩ Cách mạng có ý chí kiên cường.
- “Núi cao lên đến tận cùng”: kết thúc chặng đường khó khăn.
⇒ Con đường cách mạng có trải qua gian khổ thì mới tới thành công, càng gian khổ thì càng gần tới thành công hơn
- “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”: Người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm ngại những gì mình đã trải qua.
⇒ Niềm lạc quan của người tù cách mạng về sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ thắng lợi vẻ vang.
- Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị, hình ảnh giàu biểu tượng….