Đề bài: Thuyết minh về đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
1. Quan sát
Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời câu hỏi:
a.
- Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 chữ (tiếng).
- Số dòng, số chữ là quy định bắt buộc, không thể tùy ý thêm bớt được.
b.
* Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:
* Đập đá ở Côn Lôn:
c.
* Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:
- Dòng 1 và 2 đối nhau (tiếng “là” bằng, tiếng “mỏi” trắc)
- Dòng 2 và 3 niêm nhau (tiếng “mỏi” trắc, tiếng “khách” trắc)
- Dòng 3 và 4 đối nhau (tiếng “khách” trắc, tiếng “người” bằng)
- Dòng 4 và 5 niêm nhau (tiếng “người” bằng, tiếng “tay” bằng)
- Dòng 5 và 6 đối nhau (tiếng “tay” bằng, tiếng “miệng” trắc)
- Dòng 6 và 7 niêm nhau (tiếng miệng trắc, tiếng ấy trắc)
- Dòng 7 và 8 đối nhau (tiếng “ấy” trắc, tiếng “nhiều” bằng)
- Dòng 1 và 8 niêm nhau (tiếng “là” bằng, tiếng “nhiêu” bằng).
⇒ Hệ thống bằng - trắc được tính từ âm tiết thứ hai của mỗi dòng thơ. Âm tiết thứ hai ở dòng thứ nhất của bài thơ này là bằng cho nên bài thơ thuộc thể bằng.
* Đập đá ở Côn Lôn: Tương tự như bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” - bài thơ thuộc thể bằng.
d.
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: vần chân, tiếng cuối của câu 2 với câu 6 (tù - thù), tiếng cuối của câu 3 với câu 5 (bể - tế), tiếng cuối của câu 4 với câu 8 (châu - đâu).
- Đập đá ở Côn Lôn: vần chân ở tiếng cuối các câu 2, 4, 6, 8 (non, hòn, son, con).
e. Cả hai bài thơ đều ngắt nhịp 4/3
2. Lập dàn bài
a. Mở bài |
Nêu một định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú |
b. Thân bài |
* Nêu các đặc điểm của thể thơ: - Số câu, số chữ trong mỗi bài - Quy luật bằng trắc của thể thơ - Cách gieo vần của thể thơ - Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ |
c. Kết bài |
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. |
Tổng kết:
- Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- Khi nêu đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
1. Mở bài |
Giới thiệu đôi nét về thể loại truyện ngắn - một trong những thể loại văn học quan trọng của nền văn học Việt Nam. |
2. Thân bài |
a. Khái niệm - Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. - Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. |
b. Đặc điểm chính của truyện ngắn - Về dung lượng: số trang viết ít, không dài. - Về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ. - Về cốt truyện:
|
|
c. Ý nghĩa - Gửi gắm tư tưởng của nhà văn. - Chứa đựng những ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội... |
|
3. Kết bài |
- Tầm quan trọng cũng như vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn - Loại hình văn học phù hợp với cuộc sống của xã hội hiện đại. |