Đọc các đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Câu văn ở đoạn d có đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại đều là câu trần thuật.
- Những câu này dùng để:
- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Vì kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.
Tổng kết:
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả… Ngoài những chức năng trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó kết thúc bằng dấu chấm than hoặc chấm lửng.
- Đây là kiểu câu cơ bản được dùng phổ biến trong giao tiếp.
a.
b.
- Về kiểu câu, ở câu thứ nhất (trong phần dịch nghĩa) có từ nghi vấn thế nào và có dấu chấm hỏi kết thúc câu. Từ đó, có thể nhận biết đây là câu nghi vấn. Còn ở câu thứ hai (trong phần dịch thơ), những dấu hiệu hình thức cho biết đây là câu trần thuật.
- Về ý nghĩa, cả hai câu đều diễn tả ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.
a. Anh tắt thuốc lá đi!
b. Anh có thể tắt thuốc lá được không?
c. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
- Xác định kiểu câu:
- Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).
a. Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
(Thạch Sanh)
b. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
- Các câu trên đều là câu trần thuật.
Các câu này dùng để:
- Lan Anh ơi, cậu đi học chưa? (Câu nghi vấn)
- Trời ạ! (Câu cảm thán) Tớ ngủ quên mất!
- Cậu mau dậy đi. (Câu cầu khiến) Tớ chuẩn bị sang nhà cậu giờ đây. (Câu trần thuật)
- Ừ.