Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm

I. Từ sự vật và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm

Cho các sự việc và nhân vật:

a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.

b. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và xe cộ qua lại.

c. Em nhận được một món quà bất ngờ ngày sinh nhật hay lễ tết.

Hãy xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm theo các bước trong SGK.

a. 

Bước 1

Lựa chọn sự kiện chính (Em đánh vỡ một lọ hoa đẹp).

Bước 2

Lựa chọn ngôi kể (Ngôi thứ nhất)

Bước 3

Xác định thứ tự kể

  • Nguyên nhân diễn ra sự việc: Em cùng bạn chơi đá bóng ngoài sân.
  • Diễn biến sự việc: Quả bóng bay trúng vào lọ hoa trên bàn ở phòng khách.
  • Kết quả: Lọ hoa bị vỡ, nước và hoa đổ ra.
Bước 4 Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm (Miêu tả lọ hoa như thế nào, Tâm trạng sau khi làm vỡ lọ hoa:sợ hãi, lo lắng…)

b.

Bước 1 Lựa chọn sự kiện chính (Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và xe cộ qua lại).
Bước 2 Lựa chọn ngôi kể (Ngôi thứ nhất)
Bước 3

Xác định thứ tự kể

    • Hoàn cảnh gặp bà cụ: Trên đường đi học về....
    • Diễn biến sự việc: Em nhìn thấy một bà cụ đang mang đồ nặng muốn đi qua đường. Mà xe cộ đi lại đông đúc.
    • Kết quả: Em chạy lại giúp đỡ bà và nhận được lời cảm ơn.
Bước 4

Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm (Miêu tả bà cụ, Tâm trạng sau khi giúp đỡ bà: hạnh phúc, tự hào…)

c.

Bước 1 Lựa chọn sự kiện chính (Em nhận được một món quà bất ngờ ngày sinh nhật hay lễ tết.).
Bước 2 Lựa chọn ngôi kể (Ngôi thứ nhất)
Bước 3

Xác định thứ tự kể

    • Hoàn cảnh nhận món quà: sinh nhật, lễ tết hoặc một ngày đặc biệt
    • Diễn biến sự việc: Kể lại quá trình nhận quà.
Bước 4 Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm (Miêu tả về món quà, Tâm trạng sau nhận món quà: sung sướng, biết ơn người tặng…)

II. Luyện tập

Câu 1: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Học sinh đóng vai ông giáo viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

Sau khi nghe lão Hạc tâm sự cái ý định bán cậu Vàng, tôi nghĩ rằng lão sẽ chẳng thể làm được. Ai ngờ, sáng hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa mới nhìn thấy tôi, lão đã nói:

- Cậu Vàng thế là đi đời rồi ông giáo ạ!”

Tôi ngạc nhiên hỏi lão:

- Cụ bán nó đi thật?

Lão Hạc nói rằng người ta vừa mới đến bắt sáng nay, rồi quay sang nhìn tôi mỉm cười. Nhưng tôi biết trong lòng lão đang buồn lắm.

Tôi lại hỏi lão:

- Nó cho bắt à?

Nghe câu hỏi của tôi, khuôn mặt lão Hạc co rúm lại. Những nếp nhăn in hằn dấu vết của thời gian như nhiều hơn. Cái miệng móm mém mếu lại. Bất chợt lão cất tiếng khóc nức nở như một đứa trẻ con.

Câu 2: Tìm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút trên. Sau đó so sánh với đoạn văn mình vừa viết để rút ra nhận xét.

* Đoạn văn kể lại là:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi.

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

(Lão Hạc, Nam Cao)

* So sánh:

- Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào:

  • Miêu tả khuôn mặt lão Hạc: “Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”; “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”.
  • Biểu cảm: Cảm xúc của nhân vật ông giáo đó là “tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc”.

- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao diễn tả nỗi khổ tâm, đau dằn vặt của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng - người bạn duy nhất của ông. Cũng như sự đồng cảm của ông giáo trước hoàn cảnh của lão Hạc.

- Đoạn văn của em đã kết hợp được yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa (học sinh tự đánh giá).

  • 21.880 lượt xem
Sắp xếp theo