Quan sát những từ trong ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
1. Trong các ví dụ (a), (b), (c) nếu bỏ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
Nếu bỏ các từ in đậm trong các ví dụ trên:
- Ví dụ (a): không còn là câu nghi vấn nữa.
- Ở ví dụ (b): câu không còn là câu cầu khiến nữa.
- Ở ví dụ (c): không bộc lộ cảm xúc.
2. Ở ví dụ (d) từ ạ biểu thị sắc thái: tôn trọng của người nói với người nghe (thường là kém tuổi khi giao tiếp với người hơn tuổi).
⇒ Tổng kết:
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để bộc lộ sắc thái tình cảm của người nói.
- Tình thái từ gồm một số từ thường dùng như sau:
- “Bạn chưa về à?”: Dùng để hỏi, quan hệ: bạn bè, tuổi tác: bằng tuổi, tình cảm: thân mật.
- “Thầy mệt ạ?”: Dùng để hỏi, quan hệ: thầy trò, tuổi tác: kém tuổi hỏi hơn tuổi, tình cảm: kính trọng.
- “Bạn giúp tôi một tay nhé!”: Dùng để cầu khiến, quan hệ: bạn bè, tuổi tác: bằng tuổi, tình cảm: thân mật.
- “Bác giúp cháu một tay ạ!”: Dùng để cầu khiến, quan hệ: bác cháu, kém tuổi nhờ người hơn tuổi, tình cảm: kính trọng.
Tổng kết: Khi nói hoặc viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ, tuổi tác, thái độ, tình cảm…).
* Các câu có chứa từ in đậm là tình thái từ:
b. Nhanh lên nào, anh em ơi!
c. Làm như thế mới đúng chứ!
e. Cứu tôi với!
i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
* Các câu không chứa từ in đậm là tình thái từ:
a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.
d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.
g. Nó đi chơi với bạn từ sáng.
h. Con cò đậu ở đằng kia.
a. Tình thái từ chứ: hỏi với mong muốn nhanh chóng biết được câu trả lời.
b. Tình thái từ chứ: nhấn mạnh vào điều vừa được thực hiện.
c. Tình thái từ ư: thể hiện sự nghi ngờ, thắc mắc
d. Tình thái từ nhỉ: bộc lộ sự băn khoăn
e. Tình thái từ nhé: bộc bộ tình cảm yêu quý, mong đợi
g. Tình thái từ vậy: thái độ sự chấp nhận miễn cưỡng.
- Cô ấy vừa đi qua mà.
- Nó vừa ăn xong đấy.
- Bạn Hùng khỏe thế chứ lị.
- Thôi, đừng buồn nữa Lan.
- Con thích ăn kẹo cơ.
- Mình đành chia đồ chơi ra vậy.
- Thưa thầy, hôm nay không có bài tập về nhà ạ?
- Hoa ơi, cho tớ mượn cái bút nhé!
- Chú ơi, mưa giúp cháu bó hoa này với ạ!
a. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
(Ca dao)
- Tình thái từ: thay
- Chức năng: dùng để cảm thán, bộc lộ cảm xúc thương xót, đau đớn
b. “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Con nín đi!”
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
- Tình thái từ: cứ thế
- Chức năng: bộc lộ tâm trạng xúc động
c. Chúng ta vẫn còn một hiệp đấu cuối cùng cơ mà.
- Tình thái từ: cơ
- Chức năng: biểu thị thái độ động viên, an ủi
d. Bạn đọc sách cuốn sách này rồi à?
- Tình thái từ: à
- Chức năng: dùng để hỏi vấn đề người nói cần biết.
- Cậu làm bài tập chưa?
- Ô hay! Tôi đã nói là ở đây không có rồi.
- Con thích mặc áo màu hồng cơ!
- Buồn thay, ông ấy lại không có ở nhà!