- Trong ba từ “bắp”, “bẹ” và “ngô”:
Tổng kết: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương.
1. Trong đoạn văn trên, có chỗ tác giả dùng là “mẹ”, có chỗ dùng là “mợ” là vì:
- Những chỗ sử dụng từ “mẹ” là đang ở hiện tại, khi tác giả nhớ và kể lại.
- Những chỗ dùng từ “mợ” thường là các đoạn đối thoại, diễn ra trong ký ức của tác giả, khi còn ở quê cùng bà cô.
- Trước cách mạng tháng Tám, tầng lớp thượng lưu (tư sản) ở nước ta sẽ gọi mẹ bằng mợ, cha bằng cậu.
2. Từ ngỗng có nghĩa là điểm 0, còn từ trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng phần mình đã học hoặc đã chuẩn bị.
⇒ Tầng lớp học sinh thường dùng từ này.
Tổng kết: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội cần chú ý: hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp phải phù hợp.
- Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì không phải đối tượng nào cũng hiểu được những từ ngữ đó. Điều ấy làm cho cuộc giao tiếp trở nên vô nghĩa.
2. Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong các đoạn thơ, đoạn văn trên góp phần gia tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ. Góp phần tô đậm màu sắc địa phương của nhân vật trong tác phẩm.
Tổng kết:
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong các tác phẩm văn học, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này nhằm gia tăng màu sắc địa phương, tầng lớp cho nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu từ ngữ toàn dân tương ứng để thay thế nếu cần thiết.
Một số từ như trái (quả), roi (mận), bát (chén, tô), mãng cầu (na), quả quất (quả tắc)...
- Một số từ ngữ thuộc tầng lớp của học sinh:
- Một số từ thuộc tầng lớp khác:
- Các trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương,
- Các trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác, khi phát biểu ý kiến ở lớp, khi làm bài tập làm văn, khi viết đơn từ báo cáo gửi thầy cô giáo, khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
Câu 4: Sưu tầm một số câu hò, ca dao, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô…
*
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.
*
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Các từ ngữ địa phương: vô, mô, ni, tê.
a. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b.
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
(Bầm ơi, Tố Hữu)
- vô: vào
- ghe: thuyền
- đậu phộng: lạc
- kiếng: kính
- la, rầy: mắng
- liệng: ném
- mi: mày
- tui: tôi
- răng: sao
- chi: gì
Câu 3: Hãy tìm một số biệt ngữ xã hội của giới trẻ ngày này và giải thích ý nghĩa.
- gấu: chỉ người yêu
- hại não: chỉ những vấn đề khó hiểu
- bánh bèo: những cô gái điệu đà, yếu đuối.
- bão: động từ chỉ hành động của một đám đông cùng tụ tập lại để ăn mừng một sự kiện nào đó.
- thả thính: động từ chỉ hành động cố tình thu hút sự chú ý của người khác.
- trẻ trâu: chỉ tầng lớp thanh niên trẻ tuổi, thường có những hành động ngông cuồng…