Tóm tắt văn bản tự sự

I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

1. Trong cuộc sống hàng ngày, có những tác phẩm tự sự chúng ta chưa có điều kiện đọc, nhưng lại muốn biết nội dung chính của nó. Những lúc ấy, chúng ta có thể đọc qua bản tóm tắt tác phẩm.

2. (b) Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

- Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Dựa vào tên nhân vật, nội dung chính của văn bản tóm tắt.

- Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt: Giới thiệu về nhân vật chính, sự kiện chính và kết quả của câu chuyện.

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt?

Khác nhau:

- Hình thức: Văn bản tóm tắt ngắn hơn.

- Nội dung: Văn bản tóm tắt có số lượng nhân vật, sự kiện ít hơn.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Yêu cầu:

  • Nắm được chủ đề của văn bản.
  • Đầy đủ các sự kiện chính.
  • Sắp xếp các sự kiện chính theo trình tự hợp lí.

2. Các bước tóm tắt văn bản

- Muốn tóm tắt văn bản, cần làm:

  • Đọc kĩ nội dung văn bản được tóm tắt.
  • Tìm ra những ý chính trong văn bản được tóm tắt.
  • Diễn đạt bằng lời văn những nội dung chính.
  • Sắp xếp lại các ý chính đó theo trình tự hợp lí.

- Những việc ấy cần phải thực hiện theo trình tự lần lượt.

Tổng kết:

- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó.

- Văn bản tóm tắt phải phản ánh chính xác nội dung của văn bản được tóm tắt.

- Khi tóm tắt văn bản tự sự cần phải đọc kỹ để hiểu được chủ đề văn bản, xác định được nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp lại nội dung theo một trình tự hợp lí và viết thành một văn bản tóm tắt hoàn chỉnh.

III. Bài tập ôn luyện

Tóm tắt các văn bản sau: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc.

- Tôi đi học:

Hằng năm, cứ cuối thu là những kỉ niệm của buổi đầu đến trường lại mơn man trong lòng tôi. Con đường đi học vốn rất quen thuộc bỗng trở nên xa lạ. Trong khoảnh khắc cùng mẹ bước đi trên con đường ấy, tôi cảm thấy bản thân đã đổi khác. Khi đến sân trường Mĩ Lí, tôi thấy mình như nhỏ bé và có chút bỡ ngỡ. Đến khi ông đốc gọi tên, tôi lo sợ và nép vào lòng mẹ bật khóc. Những lời an ủi của ông đốc vang lên khiến đám học sinh an tâm hơn, theo thầy giáo bước vào lớp học. Khung cảnh trong lớp dường như quen thuộc, ngay cả người bạn mới. Thầy giáo bắt đầu giảng bài - bài tập đọc: Tôi đi học.

- Trong lòng mẹ:

Sau khi bố mất, mẹ phải đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng bà cô độc ác. Một hôm, bà cô gọi Hồng lại và hỏi cậu có muốn được đi thăm mẹ. Hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”, Hồng từ chối. Mặc dù vậy, bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé. Điều đó khiến cậu cảm thấy xót xa và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải xa rời anh em mình. Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng trở về khiến cậu vô cùng hạnh phúc khi được ngồi trong lòng mẹ, cảm nhận hơi thở quen thuộc của mẹ.

- Lão Hạc:

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ sống. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó, nói dối là để đánh bả con chó nhưng thực ra là để tự tử.

  • 18.694 lượt xem
Sắp xếp theo