1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
a. Bố cục:
b. Bài văn kể về món quà sinh nhật đặc biệt từ một người bạn đặc biệt. Người kể là: Trang - người nhận món quà sinh nhật. Ngôi kể: thứ nhất (xưng tôi).
- Câu chuyện xảy ra ở nhà của Trang, trong một buổi tiệc sinh nhật.
- Nhân vật: Trang, Trinh, bạn bè của Trang
- Nhân vật chính: Trang và Trinh
- Tính cách của nhân vật: Trinh là một cô bé sâu sắc, biết trân trọng tình bạn; Trang là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ.
- Câu chuyện diễn ra:
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện:
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
* Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước).
* Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. Trong khi kể thường có sự đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Kết bài: Nêu kết cục của câu chuyện, cảm nghĩ của người kể.
⇒ Tổng kết:
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự với bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
- Tuy vậy mà từng phần có thể kết hợp miêu tả hoặc biểu cảm.
Mở bài |
Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. |
Thân bài |
* Khái quát: - Hoàn cảnh:
- Thời điểm bán diêm: Đêm giao thừa rét mướt. - Không gian bán diêm: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay. - Hình ảnh cô bé bán diêm:
|
* Cô bé đã trải qua 4 lần quẹt diêm với những tưởng tượng lần lượt xuất hiện: - Lần thứ nhất: Mơ ước có lò sưởi - mong muốn lúc này có được sự ấm áp. - Lần thứ hai: Mơ ước căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay - mong muốn được no bụng. - Lần thứ ba: Mơ ước có cây thông Noel - mong muốn được đón giao thừa như mọi người. - Lần thứ tư: Mơ ước được gặp lại bà - mong muốn được che chở, yêu thương. - Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại - để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc. |
|
Kết bài | Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm
- Thời gian: sáng sớm hôm sau - Không gian: ở một xó tường lạnh lẽo - Hình ảnh: Một cô bé có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười nhưng em đã chết cóng. - Lý do: Không có ai quan tâm, giúp đỡ. Gia đình thì ghẻ lạnh, thờ ơ. |
Mở bài | Giới thiệu về người bạn và kỉ niệm trong tuổi thơ. |
Thân bài |
Kể lại kỉ niệm của tuổi thơ - Thời gian, địa điểm xảy ra kỷ niệm đó - Diễn biến của câu chuyện: Em và người bạn đó đã cùng trải qua như thế nào (Mở đầu, Cao trào, Kết thúc). - Suy nghĩ của em về kỉ niệm: một bài học, một kỉ niệm đẹp… |
Kết bài | Tình cảm của em với người bạn. |
Lập dàn ý cho bài văn kể lại việc Lão Hạc bán chó.
Mở bài |
Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. |
Thân bài |
- Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:
⇒ Có thể kết hợp miêu tả khuôn mặt, cử chỉ của lão Hạc để cho thấy tâm trạng của lão. - Nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó - Thái độ của ông giáo khi nghe tin lão bán cậu Vàng: ngạc nhiên, đồng cảm và xót xa cho lão. |
Kết bài |
- Suy nghĩ, đánh giá về hành động của lão Hạc. - Tình cảm dành cho nhân vật. |