Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

I. Hướng dẫn chuẩn bị

Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).

1. Lập dàn ý

(1). Mở bài Đồ dùng quen thuộc nhà nào cũng có đó là phích nước để đựng nước, giữ nhiệt, giữ lạnh.
(2). Thân bài

a. Tên gọi, xuất xứ

- Xuất hiện từ rất lâu, bình thủy tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp.

- Các loại phích nước: phích nước có nhiều loại, kiểu dáng khác nhau, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp nhiều kích cỡ khác nhau. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng như thông thường còn có loại chức năng giữ lạnh.

b. Cấu tạo, chất liệu

- Vỏ phích nước: cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa.

- Thân phích thường làm bằng nhựa.

- Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm thường làm bằng nhựa.

- Nút phích: chủ yếu được làm bằng nhựa đặc biệt giúp giữ nhiệt.

- Ruột phích: làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.

c. Sử dụng bảo quản phích nước

- Sử dụng: phích mới mua các bạn không nên đổ nước sôi vào ngay như vậy phích sẽ bị nứt, bể ngay. Trước tiên nên cho nước ấm thời gian khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi.

- Cách bảo quản phích nước:

    • Làm sạch phích vào vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại rồi dùng lực từ bên ngoại lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch lại để lọc bỏ đi những chất cặn bên trong.
    • Giữ nhiệt cho phích nước lâu dài hơn bạn cần chú ý không nên cho nước nóng quá đầy vào phích, nên để một khoảng nhỏ rồi hãy đậy nắp lại.
    • Tránh va đập mạnh với các vật cứng có thể làm hỏng phích nước.
(3). Kết bài

Chiếc phích nước dù làm bằng gì và hình dạng thế nào cũng đều mang lại tiện ích và giúp ích rất nhiều cho con người trong đời sống hàng ngày.

2. Phương pháp thuyết minh cần sử dụng:

  • Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích (phần tên gọi, xuất xứ)
  • Phương pháp liệt kê (phần phân loại, cấu tạo)
  • Phương pháp nêu ví dụ (phần công dụng)

II. Bài tập ôn luyện thêm

Đề 1: Thuyết minh về cái quạt

(1). Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: cái quạt.

(2). Thân bài

a. Giới thiệu lịch sử ra đời của cái quạt:

- Từ xa xưa, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, con người đã dùng những vật dụng đơn giản để làm quạt: mo cau, lá chuối, lá cọ...

- Khi con người biết chế tạo ra những vật dụng thủ công: quạt nan…

- Khi khoa học kĩ thuật phát triển: chế tạo ra quạt chạy bằng điện…

b. Phân loại và đặc điểm của từng loại:

- Quạt nan: quạt bản tròn, có tay cầm, thường làm bằng các chất liệu khác nhau như: mo cau, lá cọ, lục bình khô, nhựa dẻo...

- Quạt xếp: hình bán nguyệt khi xòe rộng, có thể xếp lại, thường làm bằng giấy hoặc vải dán trên khung xòe từ thanh tre nứa vót mỏng, ngày nay còn có loại làm bằng nhựa...

- Quạt điện: cấu tạo chủ yếu gồm động cơ điện, cánh quạt, nguyên lý hoạt động phức tạp…

c. Công dụng: Tạo ra gió giúp làm mát cho con người nhất là trong thời tiết nóng bức của mùa hè.

d. Ý nghĩa, vai trò: Vô cùng cần thiết, hữu ích trong đời sống con người.

(3). Kết bài

Đánh giá vai trò của chiếc quạt.
Nêu đôi nét cảm nhận của em về chiếc quạt.

Đề 2: Thuyết minh về cái kéo

(1). Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: cái kéo

(2). Thân bài

a. Giới thiệu lịch sử hình thành của cái kéo: được phát minh khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại.

b. Đặc điểm của cái kéo:

- Kéo bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định.

- Ngoài ra cũng có một số loại kéo nhỏ gọn không dùng đinh tán cố định hai nửa lưỡi kéo mà lợi dụng tính đàn hồi của kim loại.

c. Nguyên lý hoạt động: nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, tương tự như kìm.

d. Công dụng: dùng để cắt đồ vật với nhiều chất liệu khác nhau như giấy, bìa cát tông, kim loại ở dạng mỏng…

e. Ý nghĩa, vai trò: được sử dụng nhiều trong cuộc sống của con người.

(3). Kết bài

Đánh giá lại vai trò của cái kéo.
Nêu cảm nhận của em đối với cái kéo.

 

  • 20.127 lượt xem
Sắp xếp theo