1. Văn bản trên gồm 2 ý:
- Mỗi ý được viết riêng thành một đoạn.
2. Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:
3. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn
- Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên một văn bản.
- Về hình thức:
- Về nội dung: Có câu chủ đề, thống nhất trong một nội dung.
1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a. Các từ ngữ là: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, tác phẩm chính của ông
b. Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố.
Lý do: Câu văn trên đã khái quát được nội dung chính của đoạn văn .
c. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là những từ, câu bao chứa được nội dung chính của cả đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a. Cách trình bày của hai đoạn văn:
b. Đoạn văn trên có câu chủ đề. Nó nằm ở cuối câu (Như vậy, lá cây có màu xanh lục vì nó hút…)
Nội dung của đoạn văn được trình bày theo lối quy nạp.
Tổng kết:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là đại từ, chỉ từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn và thường đủ hai phần chính.
- Các câu trong đoạn nhằm làm sáng tỏ, triển khai cụ thể nội dung của vấn đề.
- Có nhiều cách trình bày: diễn dịch, quy nạp, song hành…
Câu 1: Văn bản trong SGK có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý có thể chia thành mấy đoạn văn?
- Văn bàn gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
- Bao gồm:
a. Câu chủ đề của đoạn văn: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương.
Từ ngữ chủ đề: Trần Đăng Khoa, em, thương
Trình bày theo lối diễn dịch.
b. Không có câu chủ đề
Nội dung: Khung cảnh thiên nhiên sau cơn mưa được duy trì qua các từ như mưa, trời, mặt trời.
Trình bày theo lối song hành
c. Không có câu chủ đề.
Nội dung: Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng, được duy trì qua các từ ngữ: Nguyễn Nguyên Hồng, ông, nhà văn.
Trình bày theo lối song hành.
- Đoạn văn diễn dịch:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Mở đầu cho trang sử chói chang ấy có lẽ là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hay Bà Triệu. Trong suốt những một nghìn năm liên tiếp bị các nước phương Bắc đô hộ là liên tiếp các cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù. Ta có thể kể đến một vài cuộc chiến tiêu biểu như: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống trên sông Như Nguyệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh. Nhưng có lẽ đáng tự hào nhất đó chính là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã liên tiếp đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới lúc bấy giờ với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đề giành lại độc lập, thống nhất đất nước.
- Đoạn văn quy nạp:
Mở đầu cho trang sử chói chang của dân tộc có lẽ là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hay Bà Triệu. Trong suốt những một nghìn năm liên tiếp bị các nước phương Bắc đô hộ là liên tiếp các cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù. Ta có thể kể đến một vài cuộc chiến tiêu biểu như: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống trên sông Như Nguyệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh. Nhưng có lẽ đáng tự hào nhất đó chính là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã liên tiếp đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới lúc bấy giờ với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đề giành lại độc lập, thống nhất đất nước. Như vậy, lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
a. Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
- Nghĩa đen:
- Nghĩa bóng:
⇒ Như vậy, trong cuộc sống, con người đều phải trải qua thất bại, nhưng cần phải biết đối mặt với nó để có được thành công.
Cách trình bày: Quy nạp (Câu chủ đề tóm lại nội dung ở cuối đoạn)
b. Giải thích tại sao người xưa lại nói “Thất bại là mẹ thành công”
- Gợi ý viết đoạn văn:
- Cách trình bày: không có câu chủ đề, theo lối song hành.
c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống
- Có thể vận dụng câu tục ngữ trên vào trong cuộc sống:
- Trình bày theo lối diễn dịch (câu chủ đề ở đầu).