Cấp độ khái quát nghĩa của từ

I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp

a.

- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá…

- Lý do: Động vật là từ dùng để chỉ chung cho các loài thú, chim, cá.

b. 

- Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu.

- Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo.

- Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu.

- Lý do: Vì các từ thú, chim, cá là chỉ chung cho ba loài động vật sống ở trên cạn, trên không và dưới nước. Còn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu là các từ có tính chất phân loại nhỏ hơn.

c. Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu. Đồng thời chúng hẹp hơn nghĩa của từ động vật.

Tổng kết: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khát quát hơn) nghĩa của từ khác:

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi có phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi có phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ này, nhưng lại có nghĩa hẹp với từ kia.

II. Luyện tập

Câu 1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của các từ sau:

a. y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo sơ mi

- y phục:

  • quấn: quần đùi, quần dài
  • áo: áo dài, áo sơ mi

b. vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi

- vũ khí:

  • súng: súng trường
  • bom: bom ba càng, bom bi
  • đại bác

Câu 2: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:

a. xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than: chất đốt

b. hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc: nghệ thuật

c. canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán: món ăn

d. liếc, ngắm, nhòm, ngó: nhìn

e. đánh, đá, thụi, bịch, tát: đánh

Câu 3: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ sau đây:

a. xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt, xe tải…

b. kim loại: đồng, sắt, chì, nhôm, vàng…

c. hoa quả: quả táo, quả mận, hoa lan, hoa đào…

d. (người) họ hàng: ông, bà, cô, dì, chú, bác…

e. mang: vác, xách, chở…

Câu 4: Chỉ ra những từ không thuộc phạm vi nghĩa trong mỗi nhóm từ:

a. thuốc lào

b. thủ quỹ

c. bút điện

d. hoa tai

Câu 5: Đọc đoạn trích trong SGK và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó có một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn:

- Từ có nghĩa rộng: khóc

- Hai từ có nghĩa hẹp hơn: nức nở, sụt sùi

III. Bài tập ôn luyện

Câu 1: Tìm các từ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ sau đây:

- đồ dùng học tập: thước, bút, tẩy, cặp sách, hộp bút...

- cây cảnh: cây bàng, cây si, cây lộc vừng, cây đa...

- nghề nghiệp: bác sĩ, giáo viên, công an, công nhân, nông dân...

- ong: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mặt quỷ, ong đất, ong ruồi…

Câu 2: Các từ nào không thuộc phạm vi nghĩa trong mỗi nhóm từ dưới đây:

- tình cảm: yêu, ghét, thương, đói

- môn học: ngữ văn, lịch sử, vật lý, vũ trụ

- rau: rau cải, rau ngót, hoa lan, rau dền

- quả: ổi, khoai, lê, mận

  • 1.635 lượt xem
Sắp xếp theo