Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi.
1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
Gợi ý
1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích muốn cướp công lao của Thạch Sanh giết chằn tinh. Câu thể hiện rõ nhất mục đích ấy: “Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.”
2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình. Chi tiết nói lên điều đó: “Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.”
3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện: lời nói.
4. Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.
Tổng kết: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
1. Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
Gợi ý
2. Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích SGK và cho biết mục đích của mỗi hành động.
Gợi ý
3. Liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và mục II.
Gợi ý
Những kiểu hành động nói: hỏi, trình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đe dọa…
Tổng kết: Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, dự đoán…), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức…) hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
Gợi ý
- Mục đích khi viết Hịch tướng sĩ: khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ, kêu gọi họ học theo cuốn Binh thư yếu lược.
- Câu trong bài hịch: Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
- Mục đích của hành động nói: Kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”.
- Vai trò của câu ấy với mục đích chung: Tác động trực tiếp đến tình cảm, suy nghĩ của tướng sĩ, giúp nhận thức được và noi gương chủ tướng căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Gợi ý
a.
b.
c.
Gợi ý
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau anh nhớ chưa?: hành động điều khiển.
- Anh hứa đi: hành động yêu cầu
- Anh xin hứa: hành động hứa, cam kết.