1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức đế làm bài văn thuyết minh
a. Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) và cho biết các loại văn bản ấy sử dụng tri thức gì?
- “Cây dừa Bình Định” sử dụng loại tri thức khoa học địa lí.
- “Tại sao lá cây có màu xanh lục” sử dụng loại tri thức khoa học thực vật. Huế sử dụng loại tri thức khoa học văn hóa.
- “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” sử dụng loại tri thức khoa học lịch sử.
- “Con giun đất” sử dụng loại tri thức khoa học sinh vật.
b. Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy ở đây như thế nào?
- Các tri thức ấy được tích lũy trong quá trình quan sát, học tập và tích lũy hàng ngày của mỗi người. Quan sát không chỉ đơn giản là nhìn, mà cần lựa chọn các sự vật, hiện tượng tiêu biểu. Trong quá trình quan sát cần kết hợp phân tích, so sánh…
- Quan sát, học tập, tích lũy là cơ sở đầu tiên để làm một bài văn thuyết minh.
c. Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không?
Bằng tưởng tượng, suy luận không thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh. Bởi bài văn thuyết minh đòi hỏi tri thức phải chính xác, rõ ràng.
2. Phương pháp thuyết minh
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ “là”.
- Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng của nó.
- Vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh: nêu vấn đề, đưa ra khái niệm cần thuyết minh một cách chính xác nhất.
b. Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê giúp trình bày tính chất sự vật rõ ràng, cụ thể và thuyết phục hơn.
c. Phương pháp nêu ví dụ
- Ví dụ là: Ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.
- Tác dụng: Giúp người đọc dễ dàng hình dung, liên hệ đến thực tế và mang tính thuyết phục cao hơn.
d. Phương pháp dùng số liệu (con số)
- Đoạn văn đã sử dụng số liệu là:
- Nếu không có số liệu, không thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố, bởi trình bày như vậy sẽ trừu tượng, khó nắm bắt.
e. Phương pháp so sánh
- Việc so sánh giúp cho người đọc thấy rõ được sự to lớn của Thái Bình Dương. g. Phương pháp phân loại, phân tích
Bài Huế trình bày các đặc điểm của thành phố Huế là một thành phố đẹp: Đẹp của thiên nhiên Việt Nam, đẹp của thơ, đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
Tổng kết:
- Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
- Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại…
- Kiến thức về y học:
- Hiểu biết về tâm lý xã hội:
- Phương pháp so sánh: tác hại của thuốc lá với các căn bệnh khác, hay việc uống rượu.
- Phương pháp nêu ví dụ: Ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.
- Phương pháp nêu số liệu: “Tỉ lệ thanh niên… trộm cắp”.
- Kiến thức cần có:
- Phương pháp thuyết minh được sử dụng:
- Cách phân loại của bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp là hợp lý.
- Bởi cách phân loại này đã phân loại đúng nhóm đối tượng, không trùng lặp và không có trường hợp cùng thuộc nhiều nhóm.