Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 1

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Thời gian làm bài: 25 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
25:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Các chất điện li yếu

    Cho các chất sau: K3PO4, HNO3, HClO, HNO2, NH4Cl, HgCl2, Sn(OH)2. Các chất điện li yếu là:

    Hướng dẫn:

    HNO3 và NH4Cl là chất điện li mạnh, loại các đáp án có chứa 1 trong 2 chất này.

    Vậy dãy chất điện li yếu là: HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính pH

    Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M thu được 500 ml dung có pH là:

    Hướng dẫn:

     Ta có: 

    nH+ = 2.nH2SO4 = 2. 0,05.0,2 = 0,02 mol

    nOH- = nNaOH = 0,06.0,3 = 0,018 mol

    Bản chất của phản ứng trung hòa là:

    H+ + OH- ightleftharpoons H2

    0,018 ← 0,018

    So sánh nH+ > nOH- ⇒ H+ dư 

    ⇒ nH+ = nH+ ban đầu - nH+ phản ứng = 0,02 - 0,018 = 0,002 mol

    Tổng thể tích dung dịch là: 200 + 300 = 500 ml = 0,5 lít.

    ⇒ [H+] = 0,002:0,5 = 0,004 

    ⇒ pH = -lg(0,004) = 2,4

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định biểu thức hằng số cân bằng

    Xét cân bằng sau: N2 (g) + 3H2 (g) ightleftharpoons 2NH3 (g)

    Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là:

    Gợi ý:

    Đối với hệ phản ứng thuận nghịch tổng quát dạng:

    aA + bB ightleftharpoons cC + dD

    Hằng số cân bằng:

    K_C=\frac{{\lbrack Cbrack}^c{\lbrack Dbrack}^d}{{\lbrack Abrack}^a{\lbrack Bbrack}^b}.

    Trong đó: [A]; [B]; [C]; [D] là nồng độ mol/l

    của các chất A, B, C, D

    Hướng dẫn:

    Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là:

    K_C=\frac{{\lbrack NH_3brack}^2}{\lbrack N_2brack{\lbrack H_2brack}^3}.

  • Câu 4: Nhận biết
    Vì sao dung dịch acid, base, muối dẫn điện được

    Các dung dịch acid, base, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các:

    Hướng dẫn:

    Các dung dịch acid, base, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các ion trái dấu.

  • Câu 5: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Trong cùng điều kiện xác định, kết luận nào sau phản ứng xảy ra từ chất tham gia tạo thành chất sản phẩm. Kết luận nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Kết luận đúng là: Nếu chất sản phẩm có thể tác dụng với nhau để tạo lại chất ban đầu thì đó là phản ứng thuận nghịch.

  • Câu 6: Vận dụng
    Dung dịch tạo thành

    Cho 10 ml dung dịch NaOH 0,1M vào cốc đựng 10 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch tạo thành sẽ làm cho:

    Hướng dẫn:

    nNaOH = 0,1 mol; nHCl = 0,1 mol

    Ta xét phương trình phản ứng 

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    Từ phương trình phản ứng và đề bài ta có: nNaOH = nHCl 

    ⇒ Dung dịch tạo thành sẽ làm giấy quỳ tím không đổi màu.

  • Câu 7: Nhận biết
    Chất đóng vai trò là base

    Xét phương trình phản ứng hóa học sau: NH3 + H2O ightleftharpoons NH4+ + OH-. Các chất đóng vai trò là base trong phản ứng trên có thể là:

    Hướng dẫn:

    Xét phản ứng:

    Trong phản ứng trên: NH3 nhận proton H+ nên đóng vai trò là base; OH- đóng vai trò base

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định nồng độ của dung dịch HCl

    Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,02M. Để chuẩn độ 5 ml dung dịch HCl này cần 10 ml dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HCl trên.

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hóa học:

    NaOH + HCl → NaCl + H2

    Ta có:

    CHCl .VHCl = CNaOH .VNaOH 

    C_{HCl}=\frac{10.0,02}5=0,04M

  • Câu 9: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    1) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt.

    2) Cân bằng hóa học là cân bằng động.

    3) Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó.

    4) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.

    5) Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.

    6) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.

    Số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

     Số phát biểu đúng là 4: 1); 2); 3), 4).

    5) sai vì cân bằng hóa học là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

    6) sai vì khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng tiếp tục xảy ra với tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Cân bằng không bị chuyển dịch

    Cho cân bằng hóa học sau: H2 (g) + I2 (g) ightleftharpoons 2HI (g); Δr Ho298 > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi:

    Hướng dẫn:

    Cân bằng hóa học này không có sự thay đổi số mol khí

    ⇒ Áp suất không làm ảnh hưởng đến sự chuyển dịch hóa học của cân bằng này.

    Cân bằng không bị chuyển dịch khi: giảm áp suất của hệ phản ứng.

  • Câu 11: Nhận biết
    Dung dịch base

    Tính chất nào sau đây đúng với dung dịch base ở 25oC?

    Hướng dẫn:

    Tính chất đúng với dung dịch base ở 25oC là [H+] < [OH-], pH > 7.

  • Câu 12: Vận dụng
    Nồng độ mol/l của N2 ban đầu

    Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) ightleftharpoons 2NH3 (g).

    Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 ban đầu là:

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng:

     N2 (g)+3H2 (g)  ightleftharpoons2NH3 (g)
    Ban đầuxy  
    Phản ứng 1←32
    Cân bằng23 2

    Dựa vào phản ứng ta có:

    [N2] ban đầu = 2 + 1 = 3M.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Số chất là base

    Cho các chất sau: KOH, HCl, H3PO4, NH4+, Na+, Zn2+, CO32-, SO32-, S2-, Fe2+, Fe3+, PO42-. Theo thuyết BrØnsted - Lowry có bao nhiêu chất trong dãy trên là base?

    Gợi ý:

    Base là chất nhận proton.

    Bao gồm: Phân tử NaOH, KOH, ...

    Anion gốc acid của acid yếu không còn H: CO32-, SO32-, S2-, PO43-, ...

    Hướng dẫn:

    Theo thuyết BrØnsted - Lowry có 5 chất trong dãy trên là base: KOH, CO32-, SO32-, S2-, PO43-.

  • Câu 14: Nhận biết
    pH < 7

    Dung dịch nào sau đây có pH < 7.

    Hướng dẫn:

     Dung dịch có pH < 7 là Fe(NO3)2

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính khối lượng hỗn hợp

    Hòa tan hoàn tan m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, Na, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxygen chiếm 10% khối lượng) vào nước, thu được 300 ml dung dịch Y và 0,37185 lít khí H2 (đktc). Trộn 300 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và HNO3 0,15M thu được 500 ml dung dịch có pH = 2. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Trộn 300 ml dung dịch Y (chứa y mol OH-) với 200 ml HCl 0,2M và H2SO4 0,15M

    nH+ = nHCl + 2nHNO3 = 0,2.0,2 + 0,2.0,15 = 0,07 mol

    pH = 2 ⇒ [H+] dư = 0,01 mol

    ⇒ nH+ dư = 0,01.0,5 = 0,005 mol

    → [OH] trong Y = nH+ phản ứng = 0,07 - 0,005 = 0,065 mol

    300 ml dung dịch Y chứa 0,065 mol OH- 

    Hòa tan m gam hỗn hợp X {Na, K, Ba, O (x mol)} + H2O → Y {Na+, K+, Ba2+, OH-: 0,065 mol} + H(nH2 = 0,37185 : 24,79 = 0,015 mol)

    Bảo toàn electron: nNa + nK + 2nBa = 2nO + 2nH2

    ⇒ nNa + nK + 2nBa = 2x + 2.0,015 (1)

    Bảo toàn điện tích ta có: nNa+ + nK+ + 2nBa2+ = nOH- ⇒  nNa + nK + 2nBa = 0,065 (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ 2x + 2.0,015 = 0,065 ⇒ x =  0,0175  mol

    ⇒ mO = 0,0175.16 = 0,28 gam ⇒ mX = 0,28 : 10 .100 = 2,8 gam

  • Câu 16: Thông hiểu
    Dung dịch có pH nhỏ nhất

    pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất.

    Hướng dẫn:

    Dung dịch HCl 0,1M có pH = 1

    Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH > 1.

    Dung dịch KCl 0,1M có pH = 7

    Dung dịch KOH 0,01M có pH = 12

  • Câu 17: Nhận biết
    Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

    Cân bằng hóa học

    Hướng dẫn:

     Cân bằng hóa học có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ và áp suất.

  • Câu 18: Nhận biết
    Dãy chất nào sau đây lưỡng tính

    Theo thuyết BrØnsted - Lowry, dãy chất nào sau đây lưỡng tính?

    Gợi ý:

    Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng nhường, vừa có khả năng nhận proton.

    Bao gồm:

    Oxide, hydroxide lưỡng tính: Al2O3, Al(OH)3,...

    Gốc acid của acid yếu còn H: HCO3-, HSO3-, H2PO4-, HPO42-,...

    Muối tạo thành từ acid yếu và base yếu: (NH4)2CO3, ...

    Hướng dẫn:

    Dãy chất lưỡng tính là: HCO3-, HSO3-, H2PO4-.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Khả năng dẫn điện của các dung dịch

    Có 4 dung dịch: Sodium chloride (NaCl), alcohol ethylic (C2H5OH), acetic acid (CH3COOH), sodium sulfate đều có nồng độ 0,15 mol/L. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    C2H5OH không có khả năng dẫn điện (vì tan trong nước nhưng không phân li ra ion)

    CH3COOH là chất điện li yếu → dẫn điện yếu hơn so với 2 muối

    Cùng nồng độ 0,15 mol/l thì:

    NaCl → Na+ +Cl;

    Na2SO4 →2Na+ + SO42−

    Na2SO4 phân li ra nhiều ion hơn nên dẫn điện mạnh hơn NaCl.

    → C2H5OH < CH3COOH < NaCl < Na2SO4

  • Câu 20: Vận dụng
    pH của dung dịch A

    Hòa tan 1,83 gam hỗn hợp hai kim loại Na, Ba vào nước dư thu được 400 ml dung dịch A và 0,448 lít H2 (đktc). pH của dung dịch A bằng:

    Hướng dẫn:

    nH2 = 0,448:22,4 = 0,02 mol

    Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và Ba

    23x + 137y = 1,83 (1)

    Phương trình phản ứng:

    Na + H2O → NaOH + 1/2H2 (*)

    x                 → x    → 1/2x

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H(**)

    y                    → y       → y

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    1/2x + y = 0,02 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:

    x = 0,02

    y = 0,01

    ⇒ nOH- = nNaOH + 2.nBa(OH)2 = 0,02 + 0,01.2 = 0,04 mol.

    ⇒ [OH-] = 0,04:0,4 = 0,1 = 10-1M

    [OH-] = 0,04:0,4 = 0,1 = 10-1M

    ⇒ pOH = -lg[OH-] = 1

    ⇒pH = 14 -  1 = 13

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 51 lượt xem
Sắp xếp theo