Luyện tập Khái niệm về cân bằng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi

    Cho cân bằng hóa học:

    N2 (g) + 3H2 (g) ⇌2NH3 (g);

    Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:

    Hướng dẫn:

    Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng hóa học.

  • Câu 2: Nhận biết
    Sự chuyển dịch cân bằng

    Sự chuyển dịch cân bằng là

    Hướng dẫn:

    Sự chuyển dịch cân bằng là chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.

  • Câu 3: Nhận biết
    Hằng số cân bằng

    Nồng độ của các chất trong biểu thức hằng số cân bằng là nồng độ:

    Hướng dẫn:

    Nồng độ của các chất trong biểu thức hằng số cân bằng là nồng độ mol.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Để tăng hiệu suất phản ứng cần

    Trong quá trình sản xuất acid sulfuric phải thực hiện phản ứng sau:

    2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g); ΔH < 0

    Để tăng hiệu suất của phản ứng cần phải:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng thuận tỏa nhiệt, để tăng hiệu suất thì phải giảm nhiệt độ.

  • Câu 5: Vận dụng
    Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu

    Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng sau:

    N2 + 3H2 ⇌ 2NH3

    Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi nồng độ ban đầu của N2 và H2 là a và b

    Ta có: [N2] = [H2] : 3 = [NH3] : 2

    a - 2 - (b - 3) : 3 - 2 : 2

    => a = 3; b = 6

  • Câu 6: Vận dụng
    Tìm hằng số cân bằng

    Một phản ứng thuận nghịch A(g) + B(g) ⇄ C(g) + D(g). Người ta trộn bốn chất A, B, C, D, mỗi chất 1 mol vào bình kín có thể tích V không đổi. Khi cân bằng được thiết lập, lượng chất C trong bình là 1,5 mol. Hãy tìm k =?

    Hướng dẫn:

    Ta có

    Cân bằng: A(g) +  B(g) ⇄ C(g) + D(g)
    Ban đầu 1111
    Phản ứng xxxx
    Cân bằng1-x1-x1+x1+x

    Khi cân bằng được thiết lập

    [C] = 1,5 (M)

    => 1 + x = 1,5 → x = 0,5 (M)

    Vậy tại thời điểm cân bằng:

    [A]= [B] = 1-x = 1- 0,5 = 0,5 (M);

    [C] = 1+x = 1,5(M)

    K = \frac{{\left[ C ight].\left[ D ight]}}{{\left[ {{A_\;}} ight].\left[ B ight]}} = \frac{{1,{5^2}}}{{0,{5^2}}} = 9

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chiều phản ứng

    Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 2,7.10-12 thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn là:

    Hướng dẫn:

    Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC rất nhỏ so với 1 thì phản ứng nghịch diễn ra thuận lợi hơn.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch

    Cho các cân bằng hóa học sau:

    1) 2SO2(g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)

    2) N2(g) + 3H2 ⇌ 2NH3 (g)

    3) 3CO2(g) + H2 (g) ⇌ CO (g) + H2O (g)

    4) 2HI (g) ⇌ H2(g) + I2 (g)

    Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là

    Hướng dẫn:

    Áp suất chỉ ảnh hưởng đến cân bằng của các phản ứng có số mol khí chất tham gia phản ứng khác với chất sản phẩm.

    Vậy (3), (4) không bị chuyển dịch.

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Tính độ phân li và áp suất riêng

    Người ta tiến hành phản ứng:

    PCl5 ⇄ PCl3 trong một bình kín có dung tích không đổi ở nhiệt độ xác định. Nếu cho vào bình 0,5 mol PCl5 thì áp suất đầu là 1,5atm. Khi cân bằng được thiết lập, áp suất đo được bằng 1,75 atm. Tính độ phân li và áp suất riêng của từng cấu tử lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Cân bằng

    PCl5

    ⇄ PCl3

    + Cl2

    Ban đầu

    x

     

     

    Phản ứng

    αx

    αx

    αx

    Cân bằng

    x(1-x)

    αx

    αx

    Tổng số mol hỗn hợp khí tại thời điểm cân bằng là

    n = x (1+α)

    Trong cùng điều kiện nhiệt độ, thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi nên tỉ số mol bằng tỉ lệ áp suất

    Vậy ta có:

    \frac{{{P_S}}}{{{P_T}}} = \frac{{x(1 + \alpha )}}{x} = \frac{{1,75}}{{1,5}} \Rightarrow \alpha  = 0,167

    Áp suất riêng phần của PCl3 = áp suất riêng phần của Cl2.

    \frac{{x\alpha }}{{x(1 + \alpha )}} \times P = 0,2\; 5atm

  • Câu 10: Nhận biết
    Chiều phản ứng

    Chiều từ trái sang phải gọi là chiều:

    Hướng dẫn:

    Chiều từ trái sang phải gọi là chiều thuận.

  • Câu 11: Vận dụng
    Áp suất trong bình sau phản ứng

    Trong một bình kín chứa 10 lít nitrogen và 10 lít hydrogen ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hydrogen tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Theo phương trình phản ứng tổng hợp NH3 ta thấy N2 và H2 phản ứng theo tỉ lệ là nH2:nN2 = 3:1

    Theo đề bài ta thấy nH2:nN2= VH2:VN2= 1:1.

    Vậy H2 thiếu nên hiệu suất phản ứng tính theo H2.

    Thể tích H2 phản ứng là 10.60% = 6 lít

    VH2 phản ứng = 6 lít => VN2 phản ứng = 2 lít

    Phương trình: N2 + 3H2 2NH3
    Ban đầu: 1010 
    Phản ứng264
    Sau phản ứng844

    => Vsau = 8 + 4 + 4 = 16

    Vì trước và sau phản ứng nhiệt độ không thay đổi nên:

    \frac{{{V_1}}}{{{V_2}_\;}} = \;\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\; = \;{\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}}_\;} \Rightarrow \frac{{20}}{{16}} = \frac{{10\;}}{{{p_2}}} \Rightarrow \;{p_2} = 8atm

    .

  • Câu 12: Nhận biết
    Cân bằng phản ứng hóa học

    Cho cân bằng hóa học sau:

    2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g); ΔH < 0

    Khi tăng nhiệt độ cân bằng hóa học sẽ:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng thuận tỏa nhiệt nên khi tăng nhiệt độ sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch (từ phải sáng trái).

  • Câu 13: Nhận biết
    Yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học

    Cho phương trình hóa học: N2 + O2 ⇌ 2NO; ΔH > 0

    Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên?

    Hướng dẫn:

    Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.

    Áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng trong phản ứng trên do chất phản ứng và chất sản phẩm đều là 2 mol.

    Vây chọn nhiệt độ và nồng độ.

  • Câu 14: Nhận biết
    Cân bằng hóa học

    Cân bằng hóa học là cân bằng

    Hướng dẫn:

    Cân bằng hóa học là cân bằng động.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Nhận định đúng

    Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2.

    Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?

    Hướng dẫn:

    Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối tăng => chuyển dịch theo chiều thuận.

    Vậy phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 58 lượt xem
Sắp xếp theo