NITROGEN | SULFUR. SULFUR DIOXIDE |
Nitrogen là nguyên tố phổ biến, góp phần tạo nên sự sống trên Trái Đất. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử: 2s22p3. Số oxi hóa thường gặp -3, 0, +1, +2, +3, +4. +5 Phân tử nitrogen gồm 2 nuyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững (N≡N). Đơn chất nitrogen khá trơ ở nhiệt độ thường, hoạt động hóa học mạnh hơn khi đun nóng và có xúc tác. Đơn chất nitrogen thể hiện tính oxi hóa và tính khử. |
Sulfur Sulfur là nguyên tố phổ biển trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất. Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 3s23p4. Số oxi hóa thường gặp: -2, 0, +4, +6. Phân tử dạng mạch vòng gồm 8 nguyên tử (S8) và tương đối bồn. Sulfur thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử. Sulfur dioxide Sulfur dioxide phát thải ra môi trường từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (than đá, dầu mỏ), đốt cháy sulfur và khoáng vật sulfide, ... Sulfur dioxide có tính chất của oxide acid, có tính oxi hóa và tính khử. |
AMONIA. MUỐI AMMONIUM | SULFURIC ACID. MUỐI SULFATE |
Ammonia Phân tử ammonia có dạng chóp tam giác, phân tử còn 1 cặp electron không liên kết. Khí ammonia có mùi khai, dễ tan trong nước, dễ hóa lỏng, ammonia có tính base và tính khử. Ammonia được sản xuất từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber - Bosch. Muối ammonium Muối ammonium thường dễ tan trong nước và kém bền nhiệt. Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với kiềm, sinh ra khí có mùi khai.
|
Sulfuric acid Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một acid mạnh. Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước, có khả năng gây bỏng, có tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh. Bảo quản, sử dụng sulfuric acid đặc bằng cách tuân theo quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ. sulfuric acid được sản xuất từ các nguyên liệu chính: sulfur, quặng pyrite. Muối sulfate Các muối sulfate có nhiều ứng dụng thực tiên: ammonium sulfate, barium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate, ... Ion sulfate trong dung dịch được nhận biết bằng ion Ba2+. |
MỘT SỐ HỢP CHẤT VỚI OXYGEN CỦA NITROGEN |
Oxide của nitrogen Các oxide của nitrogen là một trong số các tác nhân chính gây ô nhiễm không khí và mưa acid. Nitric acid Nitric acid là chất lỏng, tan tốt trong nước, bốc khói trong không khí ẩm. Nitric acid có tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh. |
Câu 1. Hoà tan 3,92 g một muối X ngậm nước vào cốc nước, thu được 100 mL dung dịch X gồm các ion: Fe2+, NH4+ và SO42-. Cho dung dịch NaOH dư vào 20 mL dung dịch X, đun nóng, thu được 49,58 mL khí (đkc). Cho dung dịch BaCl2 dư vào 20 mL dung dịch X, thu được 0,466 g kết tủa. Xác định công thức của X.
Hướng dẫn
Thí nghiệm 1:
NH4+ + OH− NH3 + H2O
nNH4+ = nNH3 =0,002 mol
Thí nghiệm 2:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
nSO42- = nBaSO4 = 0,002 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: Số mol Fe2+ = 0,001 mol.
Công thức của X có dạng: (NH4)2Fe(SO4)2.nH2O = 0,001 mol.
⇒ M = 392 ⇒ n = 6.
Bài 2. Xét các phản ứng tạo thành oxide của nitrogen:
N2(g) + O2(g) → 2NO(g) ΔrHo298 = 180,6kJ
2NO(g) + O2(g) → 2NO2 (g) ΔrHo298 = −114,2kJ
a) Hãy cho biết phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt.
b) Hãy tính ΔrHo298 của phản ứng: N2(g) + 2O2(g) → 2NO2 (g)
Từ kết quả thu được, hãy tính ΔrHo298 của NO2 (g)
Hướng dẫn
a) Phản ứng thứ nhất thu nhiệt, phản ứng thứ hai tỏa nhiệt.
b) N2(g) + 2O2(g) → 2NO2 (g)
ΔrHo298 = 180,6kJ −114,2kJ = 66,4kJ
Nhiệt tạo thành của NO 2 (g) là biến thiên enthalpy của phản ứng:
N2(g) + O2(g) → NO2 (g) ΔrHo298 = 33,2kJ
Như vậy ΔfHo298 [NO2 (g)] = 33,2kJ/mol
Bài tập 3. Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 20,00 mL dung dịch X gồm các ion sau: Mg2+, NH4+, SO42- và Cl-.
Cho dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm thứ nhất, đun nóng, thu được 0,116 g kết tủa và 49,58 mL khí (đkc).
Cho dung dịch BaCl2 dư vào ống nghiệm thứ hai, thu được 0,233 g kết tủa. Xác định nồng độ mol mỗi loại ion trong dung dịch X.