Alcohol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo thành aldehyde là:
Alcohol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo aldehyde là alcohol bậc I.
Phương trình hóa học tổng quát là:
R-CH2-OH + CuO R-CH=O + Cu + H2O
alcohol bậc 1 aldehyde
Alcohol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo thành aldehyde là:
Alcohol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo aldehyde là alcohol bậc I.
Phương trình hóa học tổng quát là:
R-CH2-OH + CuO R-CH=O + Cu + H2O
alcohol bậc 1 aldehyde
Đun nóng một dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất aldehyde acetic. Tên của hợp chất X là
CH3CHBr2 CH3CH(OH)2 CH3CHO + H2O
Oxi hóa hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm hai alcohol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu dược 108 gam Ag. Xác định giá trị của m:
Gọi công thức chung của 2 alcohol no, đơn chức, mạch hở RCH2OH.
Khi oxi hóa không hoàn toàn RCH2OH bằng CuO sản phẩm có phản ứng tráng gương do đó ta có phương trình phản ứng:
RCH2OH + CuO R-CH=O + Cu + H2O
0,4 → 0,4 mol
R-CH=O tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3
nAg = 108:108 = 1 mol
RCHO → 2Ag
0,4 → 0,8 mol
Theo phương trình phản ứng số mol Ag là 0,8 mol < số mol đề bài Ag là 1,0 mol
⇒ Phải có 1 aldehyde là HCHO
Vậy 2 alcohol ban đầu là: CH3OH (x mol); C2H5OH (y mol)
Ta có sơ đồ phản ứng
HCHO → 4Ag
x 4x
CH3CHO → 2Ag
y 2y
Ta có:
⇒ m = mCH3OH + mC2H5OH = 0,1.32 + 0,3.46 = 17,0 gam.
Cho các dẫn xuất halogen sau: (1) CH3CH=CHCl; (2) CH3CH2Cl; (3) C6H5CH2Cl; (4) C6H5Cl; (5) CH2=CHCH2Cl. Dẫn xuất nào khi thủy phân trong dung dịch kiềm, đun sôi thu được alcohol:
(1) CH3CH=CHCl CH3CH= CH-OH (không bền) → CH3-CH2-CHO
(2) CH3CH2Cl CH3CH2OH
(3) C6H5CH2Cl C6H5CH2OH
(4) C6H5Cl không có phản ứng.
(5) CH2=CHCH2Cl CH2=CHCH2OH
Vậy thủy phân các dẫn xuất halogen (2), (3), (5) tạo alcohol
Cho 2,48 gam hỗn hợp 3 alcohol đơn chức X, Y, Z tác dụng với Na thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối thu được là:
nH2 = 0,03 mol.
Gọi công thức chung của 3 alcohol đơn chức là ROH
R-OH + Na → R-O-Na + 1/2H2
Theo phương trình hóa học:
nNa = 2.nH2 = 2. 0,03 = 0,06 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối natri = mancol + mNa – mH2 = 2,48 + 0,06.23 – 0,03.2 = 3,8 gam.
Dãy chất gồm các chất đều tác dụng với Ethyl Alcohol ở điều kiện thích hợp là:
Dãy gồm tất cả các chất đều có khả năng tác dụng với Ethyl Alcohol là: HBr, Na, CuO, CH3COOH
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O.
C2H5OH + CuO CH3CHO + Cu + H2O.
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O.
Cho các nhận xét sau:
(1) Phenol dễ dàng làm mất màu nước Bromine do nguyên tử hydrogen trong vòng benzene dễ bị thay thế.
(2) Phenol làm mất màu nước Bromine do phenol dễ dàng tham gia phản ứng cộng Bromine.
(3) Phenol có tính acid mạnh hơn alcohol.
(4) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3
(5) Phenol tác dụng được với Na và dung dịch NaHCO3.
(6) Tất cả các đồng phân alcohol của C4H9OH đều bị oxi hóa bởi CuO thành aldehyde.
Số nhận định đúng là:
(1); (3) đúng
(4) đúng:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5OH + Na2CO3 ⇌ C6H5ONa + NaHCO3
(2) Sai
(5) Sai phenol không phản ứng với NaHCO3
(6) Sai vì chỉ có Alcohol bậc 1 bị oxi hóa bởi CuO thành aldehyde.
Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm glycerol và một alcohol đơn chức, no X phản ứng với Na thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hòa tan được 4,9 gam Cu(OH)2. Công thức của X là:
nH2 = 0,2 mol; nCu(OH)2 = 0,05 mol
Đặt công thức phân tử alcohol đơn chức, no là ROH.
Gọi x, y lần lượt là số mol của glycerol và alcohol X .
Ta có phương trình phản ứng hóa học:
2C3H5(OH)3 + 6Na → 2C3H5(ONa)3 + 3H2
x 1,5x
ROH + Na → RONa + 1/2H2 (2)
y 0,5y
Từ phương trình (1) và (2) ta có:
1,5x + 0,5y = 0,2 (*)
Chỉ có glycerol phản ứng với Cu(OH)2
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O (3)
Từ phương trình phản ứng (3) ta có:
nglycerol = 2nCu(OH)2 = 0,05.2 = 0,1 mol
⇒ x = 0,1 mol
Thay x = 0,1 vào phương trình (*) ta được y = 0,1 mol.
Ta có hốn hợp glycerol và alcohol có khối lượng 15,2 gam.
⇒ mglycerol + m alcohol = 15,2
⇔ 92.0,1 + (R +17).0,1 = 15,2
⇒ R = 43 (R: C3H7-)
Vậy công thức của X là C3H7OH.
Phenol có thể phản ứng với tất cả các chất, dung dịch nào dưới đây ở điều kiện thích hợp?
Phenol không tác dụng với HCl, NaHCO3, CH3COOH.
Phenol phản ứng với Na, Br2, NaOH.
Phương trình phản ứng minh họa:
C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
Cho các chất: C2H4(OH)2, CH2OH-CH2-CH2OH, CH3CH2CH2OH, C3H5(OH)3, C2H5OH. Có bao nhiêu chất phản ứng được với Cu(OH)2
Các polyalcohol có các nhóm -OH liền kề như ethylene glycol, glycol có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam đậm.
Vậy số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là 2: C3H5(OH)3, C2H4(OH)2
Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là:
3-methylpentan-2-ol.
Người ta mô tả hiện tượng thu được ở một số thí nghiệm như sau:
1) Cho Br2 vào dung dich phenol xuất hiện kết tủa màu vàng.
2) Cho quỳ tím vào dung dịch phenol, quỳ chuyển màu đỏ.
3) Cho phenol vào dung dịch NaOH dư, ban đầu phân lớp, sau tạo dung dịch đồng nhất.
4) Thổi khí CO2 qua dung dịch sodium phenolate xuất hiện vẩn đục màu trắng.
Số thí nghiệm mô tả đúng là
1) sai vì Cho Br2 vào dung dich phenol xuất hiện kết tủa màu trắng
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
↓ trắng
2) Sai vì Phenol có tính acid, tính acid của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
3) Đúng
C6H5OH (rắn, không tan) + NaOH → C6H5ONa (tan, trong suốt) + H2O
4) Đúng
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
vẩn đục là do phản ứng tạo ra phenol.
Có bao nhiêu alcohol bậc III, có công thức phân tử C6H14O?
Các đồng phân bậc III ứng với công thức phân tử C6H14O đó là
(CH3)2CHOH(CH2)2CH3;
CH3CH2C(CH3)(OH)CH2CH3;
(CH3)2CHC(OH)(CH3)2
Cho 2,44 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol tác dụng với nước bromine dư thu được 7,18 hợp chất Y chứa 3 nguyên tử bromine trong phân tử. Công thức phân tử của X là (Hiệu suất phản ứng đạt 100%).
Từ công thức phenol C6H5OH ta có công thức tổng quát của đồng đẳng phenol X là: CnH2n-6O (n ≥ 7)
Phương trình phản ứng tổng quát
CnH2n-6O + 3Br2 → CnH2n-9OBr3 + 3HBr
14n + 10 14n + 247 (gam)
2,44 7,18 (gam)
Theo phương trình phản ứng ta có:
7,18.(14n + 10) = 2,44.(14n + 247)
66,36n = 530,88
⇒ n = 8.
Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X là: C8H10O.
Một alcohol đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuấ Y chứ 58,4% Bromine về khối lượng. Đun X với H2SO4 đặc ở 170oC được 3 alkene. Tên X là:
Gọi alcohol đơn chức dạng ROH
Phương trình tổng quát
ROH + HBr→ RBr + H2O
Ta có dẫn xuất Y chứa 58,4% Bromine về khối lượng
⇒ MY= 80.100:58,4 = 137 ⇔ R + 80= 137
⇒ R = 57 ⇒ R là C4H9
⇒ Alcohol X là C4H9OH
Vì đun X với H2SO4 đặc ở 170oC thu được 3 alkene nên công thức cấu tạo của X là: