Đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11 sách Kết nối tri thức Đề 3

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính pH của dung dịch

    Trộn lẫn V mL dung dịch KOH 0,01 M với V mL dung dịch HCl 0,03 M thu được 2V mL dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.

    Hướng dẫn:

    nHCl = 0,03V (mol)

    nKOH = 0,01V (mol)

    Phương trình phản ứng:

    KOH + HCl → NaCl + H2

     0,01V   0,03V

    Xét tỉ lệ

    \frac{n_{HCl} }{1} >\frac{n_{KOH} }{1} ⇒ KOH hết, HCl dư.

    ⇒ nHCl dư = 0,03V - 0,01V = 0,02V (mol)

    ⇒ [HCl] = \frac{0,02V }{2V} =0,01M

    HCl → H+ + Cl

    0,01  → 0,01M

    ⇒ [H+] = 0,01 = 10-2 (M)

    ⇒ pH = -log (10-2) = 2

  • Câu 2: Nhận biết
    Vai trò của H2O trong phản ứng

    Theo thuyết Brønsted — Lowry, H2O đóng vai trò gì trong phản ứng sau?

     PO43 + H2O ⇌ HPO42- + OH

    Hướng dẫn:

    Trong phản ứng trên, H2O là chất cho H+, do đó H2O là acid. 

  • Câu 3: Thông hiểu
    Biểu thức tính hằng số cân bằng

    Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

    C_{2} H_{2} (g)+ H_{2}O (g)ightleftharpoons CH_{3}CHO(g)\; \triangle _{r}H^{o} _{298}=- 151 kJ

    Biểu thức tính hằng số cân bằng KC của phản ứng là

    Gợi ý:

    Đối với hệ phản ứng thuận nghịch tổng quát dạng:

    aA + bB ightleftharpoons cC + dD

    Hằng số cân bằng:

    K_C=\frac{{\lbrack Cbrack}^c{\lbrack Dbrack}^d}{{\lbrack Abrack}^a{\lbrack Bbrack}^b}.

    Trong đó: [A]; [B]; [C]; [D] là nồng độ mol/l

    của các chất A, B, C, D

    Hướng dẫn:

    Biểu thức tính hằng số cân bằng KC của phản ứng là

     K_{C} =\frac{[CH_{3}CHO] }{[C_{2}H_{2}][H_{2}O]} .

  • Câu 4: Nhận biết
    Số chất là chất điện li

    Cho các chất sau: glucose (C6H12O6), NaCl, KOH, Ba(OH)2, AlCl3, CuSO4, N2, O2, HCOOH, saccharose (C12H22O11). Số chất là chất điện li trong các chất trên là:

    Hướng dẫn:

    Chất điện li gồm acid, base và muối tan.

    → Chất điện li: NaCl, KOH, Ba(OH)2, AlCl3, CuSO4, HCOOH.

  • Câu 5: Nhận biết
    Điền vào chỗ chấm

    Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong ... vào dung dịch đựng trong bình tam giác. Dụng cụ cần điền vào chỗ chấm là

    Hướng dẫn:

    Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong burette vào dung dịch đựng trong bình tam giác.

  • Câu 6: Nhận biết
    Phương trình điện li không đúng

    Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Mg(OH)2 là chất điện li yếu, được biểu diễn bằng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau:

    Phương trình điện li viết đúng:

    Mg(OH)2 ightleftharpoonsMg 2+ + 2OH

  • Câu 7: Nhận biết
    Số chất điện li mạnh

    Cho dãy các chất sau: H2S, HClO, CaCl2, KF, CH3COONa, HCOOH, benzene, Cu(OH)2, KOH, MgCO3, NaHSO4. Số chất điện li mạnh là

    Gợi ý:

     Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, hầu hết các phân tử đều phân li ra ion. Các chất điện li mạnh thường gặp là các acid mạnh, base mạnh, hầu hết các muối.

    Hướng dẫn:

    → Các chất điện li mạnh:

    CaCl2, KF, CH3COONa,  KOH, MgCO3, NaHSO4

    Vậy có tất cả 6 chất

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định phân tử, ion là acid

    Cho các phân tử và ion sau: HI, CH3COO−, H2PO4, NH3, S2−

    Hãy cho biết số phân tử, ion là acid tính theo thuyết Brønsted – Lowry. 

    Hướng dẫn:

    Xét các phân tử và ion

    HI + H2O ightleftharpoons I + H3O+

    HI là chất cho proton ⇒ HI là acid

    CH3COO + H2O ightleftharpoons CH3COOH + OH

    CH3COO  là chất nhận proton ⇒ CH3COO là base

    H2PO4− + H2O ightleftharpoons HPO42+ H3O+ 

    H2PO4+ H2O ightleftharpoons H3PO4 + OH

    H2PO4− có thể cho hoặc nhận proton

    ⇒ H2PO4− là chất lưỡng tính

    NH3 + H2O ightleftharpoons  NH4+ OH

    NHlà chất nhận proton ⇒ NH3 là base

    S2– + H2O ightleftharpoons HS– + OH

    S2– là chất nhận proton ⇒ S2– là base

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính pH

    pH của dung dịch có nồng độ ion OH là 4,0.10-11M là:

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    Kw = [H+][OH] = 10–14

    ⇒ [H^{+} ]=\frac{10^{-14 } }{[OH^{- } ]} =\frac{10^{-14 }}{4,0.10^{-11 }} =2,5.10^{-4 }(M)

    ⇒ pH = -lg[2,5.10–4] ≈ 3,6

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính nồng độ mol của dung dịch CH3COOH

    Để chuẩn độ 100 mL dung dịch CH3COOH chưa biết nồng độ đã dùng trung bình hết 150 mL dung dịch NaOH 0,05 M. Tính nồng độ mol của dung dịch CH3COOH.

    Hướng dẫn:

    nNaOH = 0,15.0,05 = 0,0075 (mol)

    Phương trình phản ứng

    NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2

    0,0075          → 0,0075 (mol

    Theo phương trình phản ứng

    nCH3COOH = nNaOH = 0,0075 (mol)

    \Rightarrow C_{CH_{3}COOH } =\frac{0,0075}{0,05} =0,15M

  • Câu 11: Vận dụng
    pH của dung dịch A 

    Hoà tan 1,72 gam hỗn hợp Na, Ca vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và 0,9916 lít H2 (đkc). Tính pH của dung dịch A 

    Hướng dẫn:

    nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

    Gọi số mol của Na và Ca lần lượt là x, y mol.

    Ta có: 23x + 40y = 1,72 (1)

    Na + H2O → NaOH + \frac{1}{2}H2

    x                         → \frac{x}{2} mol

    Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    y                   → y → y mol

    \frac{x}{2} + y = 0,04 (2)

    Từ (1), (2) ta có:

    x = 0,04 và y = 0,02

    OH- + H+ → H2O

    nOH- = nNaOH + 2.nCa(OH)2 = 0,04 + 0,02.2 = 0,08 mol

    [OH-] = 0,08 : 0,8 = 0,1M

    Ta có: [H+][OH-] = 10-14

    ⇒ [H+] = 10-13

    ⇒ pH = -log[10-13] = 13

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định thể tích dung dịch KOH

    Cần bao nhiêu mL dung dịch KOH 0,5M để trung hòa 400ml hỗn hợp dung dịch acid gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M. 

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    nH2SO4 = 0,4.0,5 = 0,2 mol

    nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol

    Phương trình phản ứng hóa học:

    2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

    0,4 ← 0,2

    KOH + HCl → KCl + H2O

    0,4 ← 0,4

    ⇒nKOH = 0,4 + 0,4 = 0,8 mol

    ⇒V(KOH) = 0,8:0,5 = 1,6 lít = 1600 mL

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định khí sinh ra

    Hoà tan hoàn toàn 26 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và  0,9916 lít khí X duy nhất (đkc). Cô cạn dung dịch X thu được 79,6 gam chất rắn. Khí X là

    Hướng dẫn:

    nZn = 26 :65 = 0,4 mol

    nkhí =  0,9916 : 24,79 = 0,04 mol

    Chất rắn khan thu được chứa Zn(NO3)2 và có thể có NH4NO3.

    Ta có: nZn(NO3)2 = nZn = 0,4 mol

    ⇒ mZn(NO3)2 = 0,4.189 = 75,6 gam

    ⇒ mNH4NO3 = mrắn - mZn(NO3)2 = 79,6 - 75,6 = 4 : 80 = 0,05 mol

    Giả sử 1 phân tử khí trao đổi a electron.

    Áp dụng bảo toàn electron:

    ne cho = ne nhận

    ⇒ 2nZn = 8nNH4NO3 + a.nkhí ⇒ 2.0,4 = 8.0,05 + a.0,04 

    ⇒ a = 10

    Vậy X là N2

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính khối lượng chất rắn

    Hoà tan 41,6 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 118,992 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn B thu được là

    Hướng dẫn:

    41,6 gam ( FeS, FeS2, S) + HNO3 → Dung dịch A \xrightarrow[]{NaOH} Fe(OH)+ Fe2O3 (chất rắn B)

    nNO2 = 118,992 : 24,79 = 4,8 mol

    Quy đổi hỗn hơp gồm Fe và S 

    Gọi số mol của Fe và S lần lượt là x, y

    Ta có 56x + 32y = 41,6 (1)

    Áp dụng bảo toàn electron ta có: 3x + 6y = 4,8.1 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình: x = 0,4; y = 0,6

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe2O3 = \frac{1}{2}.nFe = 0,4:2 = 0,2 mol

    ⇒ mFe2O3 = 0,2.160 = 32 gam.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính khối lượng hỗn hợp chất rắn

    Nung 10,92 gam bột Fe trong oxygen, thu được m gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hỗn hợp X trong HNO3 đặc, nóng thu được 2,60295 lít khí NO2 (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m

    Hướng dẫn:

    Quy đổi hỗn hợp X gồm Fe và O

    Ta có:

    nFe = 10,92 : 56 = 0,195 mol 

    nNO2 = 2,60295 : 24,79 =  0,105 mol

    Bảo toàn electron ta có:

    3nFe = 2nO + nNO2 

    ⇒n=  (3.0,195 - 0,105) : 2 = 0,24 mol

    Ta có mX = mFe + mO = 10,92 + 0,24.16 = 14,76 (gam)

  • Câu 16: Thông hiểu
    HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa

    HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây

    Hướng dẫn:

    HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với Fe2O3

    Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

  • Câu 17: Thông hiểu
    Kim loại phản ứng HNO3 không tạo ra

    Kim loại tác dụng HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây

    Hướng dẫn:

     Kim loại tác dụng HNO3 không tạo ra được chất N2O5.

  • Câu 18: Nhận biết
    Dãy kim loại phản ứng HNO3 đặc nguội

    Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với HNO3 đặc nguội?

    Hướng dẫn:

    Cu, Ag, Zn, Pb đều tác dụng với HNO3 đặc nguội

    Fe, Al, Cr bị thụ động HNO3 đặc nguội

  • Câu 19: Thông hiểu
    Cho quì khô vào khí ammonia

    Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quì khô vào bình đựng khí ammonia là

    Hướng dẫn:

    Khi cho giấy quì khô vào bình đựng khí ammonia thì giấy quì không chuyển màu. 

  • Câu 20: Thông hiểu
    HNO3 đóng vai trò acid Brønsted

    Cho dung dịch HNO3 tác dụng với các chất sau: NH3, Na2CO3, Ag, C, KOH. Số phản ứng trong đó HNO3 đóng vai trò acid Brønsted là?

    Hướng dẫn:

    Các phản ứng trong đó HNO3 đóng vai trò là acid là:

    Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 ↑ + H2O

    NH3 + HNO3 → NH4NO3

    KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.

  • Câu 21: Nhận biết
    Nitric acid dễ bị phân huỷ

    Nitric acid dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng hoặc nhiệt độ, tạo thành các sản phẩm là

    Hướng dẫn:

     Phương trình hóa học: 

    4HNO3 ⇌ 4NO2 + O2 + 2H2O

    Sản phẩm tạo thành là NO2, O2, H2O.

  • Câu 22: Nhận biết
    Dung dịch NH3 tác dụng với chất nào sinh ra kết tủa

    Cho dung dịch NH3 vào dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?

    Hướng dẫn:

    Cho dung dịch NH3 vào dung dịch thu được kết tủa trắng là AlCl3

    3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

  • Câu 23: Nhận biết
    Tính chất của nitrogen

    Khí nitrogen thường được dùng để tạo bầu khí quyển trơ dựa trên cơ sở nào?

    Hướng dẫn:

    Trong nghiên cứu, khí nitrogen thường được dùng để tạo bầu khí quyển trơ dựa trên cơ sở là nitrogen rất bền với nhiệt do năng lượng liên kết trong phân tử liên kết 3 khá lớn (946 kJ/mol).

  • Câu 24: Nhận biết
    Vai trò của nitrogen

    Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vai trò là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    N02 + 3H2 \overset{t^{o},p }{\underset{xt}{ightleftharpoons}} 2N-3H

    Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vai trò là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm từ 0 → –3)

  • Câu 25: Vận dụng
    pH của dung dịch nước vôi trong

    Hoà tan hoàn toàn a gam CaO vào nước thu được 500 mL dung dịch nước vôi trong (dung dịch A). Chuẩn độ 5 mL dung dịch A bằng HCl 0,1 M thấy hết 12,1 mL. pH của dung dịch nước vôi trong là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

    nHCl = 12,1.10-3.0,1 = 12,1.10-4 (mol)

    Số mol Ca(OH)2 có trong 5 mL dung dịch A là (mol)

    nCa(OH)2 = \frac{1}{2}nHCl = 12,1.10-4 : 2 = 6,05.10-4 (mol)

    Số mol của Ca(OH)2 có trong 500 mL dung dịch nước vôi trong là:

    nCa(OH)2 = 6,05 . 10-2 (mol)

    nOH = 2nCa(OH)2 = 0,121 mol

    ⇒ [OH^{- } ] = \frac{0,121}{0,5} =0,242M\Rightarrow [H^{+ }]=\frac{10^{-14} }{0,242} =4,132.10^{-14}M

    pH = -log[H+] = 13,38

  • Câu 26: Nhận biết
    Dung dịch muối có pH > 7

    Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7?

    Gợi ý:

    Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thuỷ phân, còn cation kim loại trung bình và yếu bị thuỷ phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base.

    Hướng dẫn:

    CO32- là gốc acid yếu nên bị thủy phân tạo môi trường base

    CO32− + H2O ⇌ HCO3 + OH

  • Câu 27: Thông hiểu
    Tính số mol

    Trong dung dịch trung hoà về điện, tổng đại số điện tích của các ion bằng không. Dung dịch có chứa 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl và x mol SO42-. Giá trị của x là

    Hướng dẫn:

    Theo định luật bảo toàn điện tích có:

    2.nMg2+ + nNa+ = nCl- + 2.nSO42-

    2.0,1 + 0,1 = 0,2 + 2.x

    x = 0,05.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

    Styrene được điều chế từ phản ứng sau: 

    C_{6}H_{5}CH_{2}CH_{3} (g) ightleftharpoons C_{6}H_{5}CH=CH_{2} (g)+H_{2}(g) \; \triangle _{r}H^{o} _{298}=123kJ

    Cân bằng hoá học của phản ứng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi:

    Hướng dẫn:

     C_{6}H_{5}CH_{2}CH_{3} (g) ightleftharpoons C_{6}H_{5}CH=CH_{2} (g)+H_{2}(g) \; \triangle _{r}H^{o} _{298}=123kJ

    Tăng áp suất của bình phản ứng: Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là chiều làm giảm số mol khí. 

    Tăng nhiệt độ của phản ứng: Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tức chiều phản ứng thu nhiệt. 

    Thêm chất xúc tác: Cân bằng không chuyển dịch 

    Tăng nồng độ của C6H5CH2CH3: Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, là chiều làm giảm nồng độ của C6H5CH2CH3.

  • Câu 29: Nhận biết
    Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch

    Cân bằng hoá học nào sau đây không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất?

    Hướng dẫn:

    Khi thay đổi áp suất, cân bằng không bị chuyển dịch khi tổng số mol khí ở chất phản ứng bằng tổng số mol khí ở sản phẩm.

    Vậy khi thay đổi áp suất phản ứng  3Fe (s) +4H_{2}O (g)ightleftharpoons Fe_{3}O_{4} (s)+4H_{2}(g) không bị thay đổi

  • Câu 30: Thông hiểu
    Xác định hiện tượng

    Cho một ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng thu được dung dịch (A). Màu của dung dịch (A) thay đổi như thế nào khi đun nóng dung dịch một hồi lâu.

    Hướng dẫn:

    Khi đun nóng, khí NH3 bay lên, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, làm lượng OH giảm (tính base giảm). Do đó, màu hồng của dung dịch (A) nhạt dần

  • Câu 31: Nhận biết
    Xử lí NH3 lẫn trong khí thải

    Để xử lí NH3 lẫn trong khí thải, người ta có thể dẫn khí thải qua một bể lọc chứa hoá chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Vì ammonia là dung dịch có tính base, nên ta cần một hóa chất có tính acid để khử ammonia. Trong các hóa chất trên, dung dịch HCl có tính acid.

  • Câu 32: Nhận biết
    Trạng thái cân bằng

    Khi hệ hóa học ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là :

    Hướng dẫn:

    Cân bằng hóa học là một cân bằng động

  • Câu 33: Nhận biết
    Dung dịch không dẫn điện được

    Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được ?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch HCl trong C6H6 (benzene) không dẫn điện được vì HCl không phân li được trong benzene.

  • Câu 34: Thông hiểu
    Pha loãng dung dịch acid HCl có pH = x

    Khi pha loãng dung dịch acid HCl có pH = x ta thu được dung dịch mới có:

    Hướng dẫn:

    Khi pha loãng dung dịch acid HCl có pH = x ta thu được dung dịch mới có pH > x.

  • Câu 35: Thông hiểu
    Chất có tính acid mạnh

    Chất nào sau đây có tính acid mạnh nhất?

    Hướng dẫn:

    Chất có tính acid mạnh nhất là dịch vị có pH 1,0 vì có pH nhỏ nhất.

  • Câu 36: Nhận biết
    NO3- là dạng tồn tại chủ yếu

    NO3- là dạng tồn tại chủ yếu của nitrogen ở đâu?

    Hướng dẫn:

    NO3- là dạng tồn tại chủ yếu của nitrogen ở trong đất.

  • Câu 37: Nhận biết
    Nhận định không đúng

    Nhận định nào sau đây không đúng về nitrogen.

    Hướng dẫn:

     Nitrogen tan tốt trong nước sai vì Nitrogen là chất khí tan rất ít trong nước.

  • Câu 38: Vận dụng
    Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3

    Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối với H2 là 3,6. Nung nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:

    Hướng dẫn:

    Xét hỗn hợp X: Áp dụng quy tắc đường chéo ta có:

    \frac{{{n_{{N_2}}}}}{{{n_{{H_2}}}}} = \frac{{3,6.2 - 2}}{{28 - 3,6.2}} = \frac{1}{4}

    ⇒ Hiệu suất tính theo N2.

    Giả sử nX = 5 mol 

    ⇒ nH2 = 4 mol; nN2 = 1 mol.

    Gọi số mol của nitrogen phản ứng là a (mol)

    Phương trình phản ứng hóa học:

    Phản ứng: N2 + 3H2 ⇔ 2NH3

    Ban đầu:    1       4       (mol)

    Phản ứng: a        3a        2a 

    Sau         : (1-a)   (4-3a)    2a

    nY = (1- a) + (4 - 3a) + 2a

    Áp dụng bảo toàn khối lượng 

    mX = mY ⇒ MX.nX = MY.n

    ⇒ n_Y=\frac{3,6.2.5}{4.2}=4,5

    ⇒ (1- a) + (4 - 3a) + 2a = 4,5 

    ⇒ a = 0,25 mol

    H = 0,25:1.100% = 25%

  • Câu 39: Vận dụng
    Khối lượng kết tủa sau phản ứng

    Cho NH3 dư vào 100 ml dung dịch gồm CuSO4 1M ; ZnCl2 0,5M và AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Vì các ion Cu2+, Zn2+, tạo kết tủa với NH3, sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức Cu(NH3)4(OH)2; Zn(NH3)4(OH)2

    ⇒ Kết tủa thu được chỉ gồm Al(OH)3

    3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl 

                  0,1             → 0,1 mol

    nAl(OH)3 = nAlCl3 = 0,05 mol

    ⇒ m = 0,1 . 78 = 3,9 gam.

  • Câu 40: Vận dụng
    Tính khối lượng chất rắn

    Cho 0,9916 lít khí NH3 đi qua ống sứ đựng 32 gam CuO, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tính khối lượng chất rắn X.

    Hướng dẫn:

    nCuO = 32 : 80 = 0,4 mol;

    nNH3 = 0,9916 : 24,79 = 0,04 mol

    CuO dư, NH3 phản ứng ứng hết

    3CuO + 2NH3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 3Cu + N2 + 3H2O

    0,06   ← 0,04 →   0,06 (mol)

    nCu = 0,06 mol ⇒ mCu­ = 3,84 gam

    Chất rắn gồm Cu và CuO dư

    mX = mCu + mCuO dư = 3,84 + (0,4 – 0,06).80 = 31,04 gam.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (32%):
    2/3
  • Vận dụng (22%):
    2/3
  • Vận dụng cao (2%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 17 lượt xem
Sắp xếp theo