Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

I. Các oxide của nitrogen

1. Công thức, tên gọi

Oxide của nitrogen được kí hiệu chung là: NOx.

Oxide

N2O

NO

NO2

N2O4

Tên gọi

Dinitrogen oxide

Nitrogen monoxide

Nitrogen dioxide

Dinitrogen tetroxide

2. Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí.

Tự nhiên: Núi lửa phun trào, cháy rừng, mưa dông kèm sấm sét.

Con người: do hoạt động của con người: giao thông vân tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…

Tác hại: Là nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hóa, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, làm ô nhiễm môi trường…

Nguyên nhân hình thành NOx trong không khí

Loại NOx NOx nhiệt NOx nhiên liệu NOx tức thời
Nguyên nhân tạo thành

Nhiệt độ rất cao (trên 3000oC) hoặc tia lửa điện làm nitrogen trong không khí bị oxi hóa:

N2 + O2 \rightleftharpoons 2NO

Nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen trong không khí. Nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do gốc hydrocarbon, gốc hydroxyl, ...)

3. Mưa acid

Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH < 5,6.

Tác nhân chính gây mưa acid SO2 và NOx, phát thải chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, nhiệt điện, giao thông, khai thác và chế biến dầu mỏ, ...

Ví dụ:

2SO2 + O2 + 2H2O \overset{xúc\:  tác}{\rightarrow} 2H2SO4

4NO2 + O2 + 2H2O \overset{xúc\:  tác}{\rightarrow} 4HNO3

Tác hại: Gây ảnh hướng xấu đến môi trường, con người và sinh vật như: ăn mòn các công trình xây dựng, kiến trúc bằng đá và kim loại, …

Câu trắc nghiệm mã số: 42525,41598,41578,41577,41179,41046,41047,41048

II. Nitric acid

1. Cấu tạo

  • Nguyên tử N có số oxi hóa +5, số oxi hóa cao nhất của nitrogen.
  • Liên kết O-H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen.
  • Liên kết N → O là liên kết cho nhận

Công thức Lewis và mô hình cấu tạo phân tử Nitric acid

2. Tính chất vật lí

Nitric acid tinh khiết là chất lỏng, không màu, có khối lượng riêng D = 1,53 g/ml.

Nitric acid bốc khói mạnh trong không khí ẩm và tan vô hạn trong nước.

3. Tính chất hóa học

3.1. Tính acid

Thể hiện tính chất hóa học của một acid.

+ Làm quỳ tím đổi màu thành đỏ.

+ Tác dụng với base.

+ Tác dụng với oxide base.

+ Tác dụng với muối

Trong công nghiệp, sản xuất phân bón giàu dinh dưỡng như ammonium nitrat, calcium nitrate.

NH3 + HNO3 → NH4NO3

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

3.2. Tính oxi hóa

Acid nitric có tính oxi hóa mạnh.

a) Với kim loại: HNO3 oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt).

Với những kim loại có tính khử yếu: Cu, Ag, ...

3Cu + 8HNO3(loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Khi tác dụng với những kim loại có tính khử mạnh hơn: Mg, Zn, Al, ...

+ HNO3 đặc bị khử đến NO2.

Ví dụ:

Mg + 4HNO3(đặc) → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

+ HNO3 loãng bị khử đến N2O hoặc N2.

8Al + 30HNO3 (loãng) → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

+ HNO3 rất loãng bị khử đến NH3(NH4NO3).

4Zn + 10HNO3 (rất loãng) → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

b) Với phi kim

Khi đun nóng HNO3 đặc có thể tác dụng với phi: C, P, S, …(trừ N2 và halogen).

S + 6HNO3(đ) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

c) Với hợp chất

H2S, HI, SO2, FeO, muối iron (II), … có thể tác dụng với HNO3 nguyên tố bị oxi hoá trong hợp chất chuyển lên mức oxi hoá cao hơn.

Ví dụ:

3FeO + 10HNO3(đặc) → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

3H2S + 2HNO3(đặc) → 3S + 2NO + 4H2O

Câu trắc nghiệm mã số: 42576,42569,42567,42566,41609,41605,41604

III. Hiện tượng phú dưỡng

Nguyên nhân: Do sự dư thừa dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển rất mạnh.

Tác hại: Gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh; tạo ra sự dư thừa dinh dưỡng.

Hạn chế: Lưu thông nước, xử lý nước thải và sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm.

Câu trắc nghiệm mã số: 42568,41180,41122,35483
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo