Alcohol nào sau đây không có phản ứng tách nước tạo ra alkene?
Alkene có phân tử nhỏ nhất là ethylene (C2H4), do đó CH3OH không có phản ứng tách nước tạo alkene.
Alcohol nào sau đây không có phản ứng tách nước tạo ra alkene?
Alkene có phân tử nhỏ nhất là ethylene (C2H4), do đó CH3OH không có phản ứng tách nước tạo alkene.
Một chai rượu gạo có thể tích 650 mL và có độ rượu là 40o. Số mL ethanol nguyên chất (khan) có trong chai rượu đó là
Số mL ethanol nguyên chất (khan) có trong chai rượu đó là:
Chất nào sau đây tác dụng cả với Na, cả với dung dịch NaOH
Chất tác dụng Na: C2H5OH, C6H5OH, C6H5CH2OH
Chất tác dụng NaOH: CH3COOH, C6H5OH.
Vậy hợp chất C6H5OH tác dụng được cả với Na và NaOH
Phương trình phản ứng minh họa:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2
Alcohol có phản ứng đặc trưng với Cu(OH)2 là
Alcohol phản ứng được với Cu(OH)2 là alcohol đa chức, có nhiều nhóm –OH liền kề.
Vậy Alcohol có phản ứng đặc trưng với Cu(OH)2 là CH3CH(OH)CH2OH
Chất hữu cơ nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
Ở điều kiện thường:
C2H5–OH (lỏng);
CH3–Cl (khí),
CH3–O–CH3 (khí)
C6H5–OH (chất rắn)
Theo phương pháp sinh hóa, phản ứng nào sau đây dùng để điều chế ethanol?
Theo phương pháp sinh hóa, phản ứng dùng để điều chế ethanol là:
C6H12O6 2CH3CH2OH + 2CO2
Oxi hoá propan-1-ol bằng CuO nung nóng, thu được sản phẩm nào sau đây?
Phương trình oxi hóa propan-1-ol bằng CuO nung nóng
CH3-CH2-CH2OH + CuO CH3-CH2-CHO + Cu + H2O
Sản phẩm thu được là CH3-CH2-CHO
Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3CH2CHClCH3 là
Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3CH2CHClCH3 là 2-chlorobutane.
2-chlorobutane.
Thực hiện phản ứng tách HCl từ dẫn xuất CH3CH2Cl thu được alkene X. Đem alkene X cộng hợp bromine thu được sản phẩm chính nào sau đây?
Phản ứng tách
CH3CH2Cl CH2=CH2
CH2=CH2 + Br2 → CH2BrCH2Br
Cho các chất sau: (1) CH3CHO; (2) CH2=CHCHO; (3) (CH3)2CHCHO; (4) CH2=CHCH2OH. Các chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư khí hydrogen có chất xúc tác Ni, đun nóng, tạo ra cùng một sản phẩm là
Phương trình phản ứng
(1) CH3CHO + H2 CH3CH2OH
(2) CH2=CHCHO + 2H2 CH3CH2CH2OH
(3) (CH3)2CHCHO + H2 (CH3)2CHCH2OH
(4) CH2=CHCH2OH + H2 CH3CH2CH2OH
Vậy chỉ có 2 chất (2) và (3) cho cùng 1 sản phẩm
Trung hòa 200 mL dung dịch carbonxylic acid (X) nồng độ 0,1 M cần vừa đủ 32 gam dung dịch NaOH 5%, thu được 2,96 gam muối. Công thức cấu tạo của (X) là
nX = 0,2.0,1 = 0,02 mol
mNaOH = 32.5% = 1,6 gam
⇒ nNaOH = 0,04 mol
Ta nhận thấy nNaOH = 2.nX
⇒ (X) là carboxylic acid hai chức.
nmuối = 0,02 mol ⇒ Mmuối = 2,96 : 0,02 = 148 gam/mol
MX = 148 - 23.2 + 1.2 = 104
⇒ (X) có công thức cấu tạo là HOOC-CH2-COOH.
Cho các chất sau: C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH. Thứ tự các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
Khi phân tử khối của các chất chênh lệch nhau không nhiều thì nhiệt độ sôi của các chất tăng dần từ alkane < aldehyde < alcohol < carboxylic acid.
Thứ tự các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
C2H6 < CH3CHO < C2H5OH < CH3COOH.
Giấm có vị chua là do chứa
Vị chua của giấm là do chứa acetic acid.
Chất nào sau đây phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thích hợp sinh ra kết tủa có màu đỏ gạch.
Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa hầu hết các aldehyde thành muối carboxylate và sinh ra kết tủa Cu2O có màu đỏ gạch.
⇒ Hợp chất cần tìm là Ethanal
Ethyl alcohol có công thức cấu tạo là
Ethyl alcohol có công thức cấu tạo là CH3CH2OH.
Hợp chất nào sau đây có phản ứng tạo iodoform?
Các hợp chất chứa nhóm methyl ketone (CH3CO–R) phản ứng với idone trong môi trường kiềm tạo ra kết tủa iodoform.
Cho 0,02 mol alcohol X phản ứng hết với Na dư thu được 0,2479 lít H2 (đkc). Số nhóm chức của alcohol X là
nH2 = 0,2479 : 24,79 = 0,01 mol
⇒ nalcohol = 2.nH2
⇒ Alcohol X đơn chức
Phản ứng của ancol đơn chức và Na:
ROH + Na → RONa + H2
0,02 → 0,01 mol
Cho 37,6 gam phenol phản ứng với HNO3 lấy dư. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 90% thì khối lượng picric acid (2,4,6-trinitrophenol) thu được là
nC6H5OH = 37,6 : 94 = 0,4 mol
C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O
0,4 → 0,4 (mol)
⇒ mpicric acid = 90%.0,4.229 = 82,44 gam
Tính chất hóa học của ba chất X, Y, Z được thể hiện trong bảng dưới đây:
X | Y | Z | |
H2, xúc tác Ni | + | + | + |
Br2 (dung dịch) | + | ||
Br2 có Fe, đun nóng | + | + | + |
Dung dịch KMnO4, đun nóng | + | + | |
HCl | + |
Chú thích: dấu (+) là có tham gia phản ứng.
X, Y, Z lần lượt là
Stiren tham gia phản ứng với tất cả
Benzen không tác dụng với dung dịch bromine, KMnO4, dung dịch HCl
Toluen không tác dụng với dung bromine và dung dịch HCl
Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm ethyl alcohol và một alcohol đơn chức X tác dụng với Na dư thì thu được 2,479 lít H2 (đkc). X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?
nH2 = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol
Gọi công thức chung của 2 alcohol là ROH
ROH + Na → RONa + H2
⇒ nROH = 2.nH2 = 2.0,1= 0,2 mol
MROH = 7,8 : 0,2 = 39 g/mol
⇒ R = 22
Hỗn hợp 2 alcohol có 1 gốc hydrocarbon có M = 29 > 22 (methyl alcohol: C2H5OH)
⇒ Gốc hydrocarbon của alcohol đơn còn lại có M < 22 ⇒ Đó là gốc CH3
Công thức của alcohol cần tìm là CH3OH
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là
Gọi số mol 3 chất trong X lần lượt là x, y, z (mol)
CH3OH + O2 → CO2 + 2H2O
x → x
CH3CHO + O2 → 2CO2 + 2H2O
y → 2y
C2H5CHO + 4O2 → 3CO2 + 3H2O
z → 4z
Khi đốt cháy Aldehyde no, đơn chức mạch hỏi thì
⇒ nO2 = x + y + 4z = 0,6 (1) mol
Và nCO2 = x + 2y + 3z = 0,45 (2) mol
Lấy (2) - (1) ta được
1,5nCO2 - nO2 = 0,675 - 0,6
⇔ 1,5x + 3y + 4,5z - 1,5x - 2,5y - 4 = 0,075
⇔ 0,5y + 0,5z = 0,075 ⇔ y + z = 0,15 (3)
Chỉ có CH3CHO và C2H5CHO tham gia phản ứng dung dịch AgNO3 trong NH3
CH3CHO → 2Ag
y → 2y
C2H5CHO → 2Ag
z → 2z
⇒ nAg = 2y + 2z = 2(y +z)
⇒ nAg = 2.0,15 = 0,3 mol
⇒ mAg = 0,3.108 = 32,4 gam
Dẫn hoàn toàn 1,9832 lít hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2 qua bình đựng nước bromine. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng bình bromine tăng 1,66 gam và có 0,4958 lít khí thoát ra ngoài. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn. Phần trăm về thể tích của C2H4 trong hỗn hợp X là
nX = 1,9832 : 24,79 = 0,08 mol
Khí thoát ra ngoài chính là CH4
không phản ứng với nước bromine
nCH4 = 0,4958 : 24,79 = 0,02 mol
Số mol của 2 khí còn lại là:
nC2H2 + nC2H4 = 0,08 - 0,02 = 0,06 mol (1)
Khối lượng bình bromine tăng 1,66 gam chính là:
28.nC2H4 + 26.nC2H2 = 1,66 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:
nC2H4 = 0,05 mol
nC2H2 = 0,01 mol
%C2H4 = 0,05 : 0,08.100% = 62,5%
Oxi hóa hoàn toàn m gam một hydrocarbon X mạch hở thì thu được 26,4 gam CO2 và 10,8 gam nước. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
nCO2 = 26,4:44 = 0,6 mol
nH2O = 10,8:18 = 0,6 mol
Ta thấy nCO2 = nH2O ⇒ Hydrocarbon X thuộc dãy đồng đẳng alkene.
Công thức phân tử chung của aldehyde no, đơn chức, mạch hở là
Aldehyde đơn chức nên có 1 nhóm -CHO; no mạch hở nên gốc alkyl là CmH2m+1-
Nên công thức của Aldehyde no, đơn chức, mạch hở là CmH2m+1CHO gọn lại là CnH2nO (n ≥ 1)
Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3
CH3-CH2-OH không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3
Cho 3,69 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 40 mL dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau khi phản ứng là:
Hỗn hợp X đều tác dụng với NaOH → muối + H2O
nNaOH = nH2O = 0,04.1 = 0,04 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = mX + mNaOH – mH2O
mmuối = 3,69 + 0,04.40 – 0,04.18 = 4,57 gam
Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau?
HCHO có công thức phân tử CH2O; CH3CHO có công thức phân tử là C2H4O nên HCHO và CH3OH không phải là đồng phân của nhau.
Phản ứng HCHO + HCN → CH2(OH)CN thuộc loại phản ứng nào sau đây?
Phân tử HCN cộng vào liên kết đôi của hợp chất HCHO, nên phản ứng trên là phản ứng cộng.
Phenol và ethanol đều phản ứng được với
Phương trình phản ứng:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
Số đồng phân có công thức phân tử C4H9Br khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được alcohol bậc I là
Các công thức thỏa mãn là CH3CH2CH2CH2Br; (CH3)2CHCH2Br.
Phương trình phản ứng
CH3CH2CH2CH2Br + NaOH → CH3CH2CH2CH2OH + NaBr
(CH3)2CHCH2Br + NaOH → CH3CH2CH2CH2OH + NaBr
Cho các chất: Phenol, styrene, benzyl alcohol. Thuốc thử duy nhất có thể phân biệt được ba chất lỏng đựng trong ba lọ mất nhãn là:
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Sử dụng dung dịch Bromine để nhận biết 3 hợp chất trên
Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng → chất ban đầu là phenol
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
↓ trắng
Ống nghiệm nào làm mất màu dung dịch bromine → styrene:
C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
Không có hiện tượng gì → benzyl Alcohol
Chất nào sau đây là alcohol bậc II?
Hợp chất propan-2-ol có công thức là CH3CH(OH)CH3.
Nhóm –OH gắn với carbon bậc 2 nên propan-2-ol là alcohol bậc II.
Cho 5,184 gam acid hữu cơ X đơn chức tác dụng hết với Na2CO3, thu được 6,768 gam muối của acid hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo của X.
Gọi công thức tổng quát của X là RCOOH.
2RCOOH + Na2CO3 → 2RCOONa + CO2 + H2O
x → x
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:
(R + 44 + 23).x – (R + 45).x = 6,768 – 5,184
Rx + 67x – Rx – 45x = 1,584
⇒ 22x = 1,584 ⇒ x = 0,072
⇒ MRCOOH = 5,184 : 0,072 = 72 ⇒ R = 72 – 45 = 27 (C2H3-)
Công thức cấu tạo của X là C2H3COOH hay CH2=CH-COOH
Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?
Vì phenol có tính acid yếu nên cần sử dụng xà phòng có tính kiềm nhẹ để trung hòa acid.
Cho hợp chất X no, mạch hở biết phần trăm khối lượng C và H lần lượt bằng 66,67% và 11,11 %, còn lại là O. Trên phổ MS tìm thấy tín hiệu ứng với phân tử khối của X là 72. X không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng có phản ứng tạo iodoform. Công thức cấu tạo của hợp chất X là:
Ta có %mO = 100% - 66,67% - 11,11 % = 22,22%
Gọi công thức đơn giản nhất của X có dạng CxHyOz
Ta có
Công thức đơn giản nhất của X là C4H8O.
Gọi cống thức phân tử của X là (C4H8O)n
⇒ Mx = (4.12 + 8 + 16)n = 72n = 72 ⇒ n = 1.
Vậy công thức phân tử của X là C4H8O.
X không tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 nên X là ketone. Do X có phản ứng tạo iodoform nên phân tử của X có chứa nhóm CH3CO−.
Vậy công thức cấu tạo của X là CH3COCH2CH3 (ethyl methyl ketone hay butanone).
Cho các alkene sau:
(1) CH2=CH-CH2-CH3
(2) (CH3)2C=C(CH3)2
(3) CH3-CH2-CH=CH-CH3
(3) CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3
Số alkene có đồng phân hình học là
Trong phân tử của hai alkene CH2=CH-CH2-CH3, (CH3)2C=C(CH3)2, ta thấy nguyên tử C trong liên kết đôi liên kết với hai nhóm thế giống nhau nên chúng không có đồng phân hình học.
Trong phân tử của hai alkene CH3-CH2-CH=CH-CH3, CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3, ta thấy nguyên tử C trong liên kết đôi liên kết với hai nhóm thế khác nhau nên chúng có đồng phân hình học.
Dung dịch acetic acid không phản ứng được với chất nào sau đây?
Phản ứng CH3COOH + KCl là phản ứng của acid với muối, sau phản ứng không tạo ra chất kết tủa, chất bay hơi hay chất điện li yếu … nên không xảy ra.
Phương trình phản ứng
Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2
Ca(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca ↓ + 2H2O
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Số đồng phân carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2
Các đồng phân thỏa mãn là:
CH3CH2CH2 COOH;
(CH3)2CHCOOH.
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của phenol?
Phenol ít tan trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC và tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2479 mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25oC, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 200 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của m là
Phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2
C6H5OH + Na → 2C6H5ONa (Natri phenolat) + H2 ↑
nH2 = 2,479 : 24,79 = 0,1 (mol)
⇒ nhỗn hợp = 2.nH2 = 0,1.2 = 0,2 mol
Trong hỗn hợp X chỉ phenol phản ứng với NaOH.
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
nNaOH = nphenol = 0,2.0,5 = 0,1 mol
⇒ nethanol = 0,1 mol
Vậy m = 0,1.94 + 0,1.46 = 14,0 (gam)