Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức Đề 2

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Xác định pH của dung dịch

    Cho 40 mL dung dịch HCl 0,75M vào 160 mL dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Xác định pH của dung dịch thu được là:

    Hướng dẫn:

    nHCl = 0,4.0,75 = 0,03 mol;

    nBa(OH)2 = 0,16.0,08 = 0,0128 mol

    nKOH = 0,16.0,04 = 0,0064 mol

    ΣnOH- = 2.nBa(OH)2 + nKOH = 2.0,0128 + 0,0064 = 0,032 (mol)

    H+ + OH- → H2

    0,03  →  0,03

    Dựa vào tỉ lệ ta có thể thấy OH- dư,

    ⇒ nOH- dư = nOH- ban đầu - nOH- phản ứng = 0,032 - 0,03 = 0,002 mol 

    Nồng độ OH- là :

    \lbrack\mathrm{OH}^-brack=\frac{0,002}{0,2}=0,01\;\mathrm M

    pH = 14 + log[OH-] = 14 + (-2) = 12

  • Câu 2: Nhận biết
    Phương trình điện li không đúng

    Phương trình điện li nào sau đây không chính xác?

    Hướng dẫn:

    Phương trình điện li không đúng 

    K2SO4 ightleftharpoons 2K+ + SO42-.

    vì K2SO4 là chất điện li mạnh do đó sử dụng mũi tên 1 chiều

    K2SO4 → 2K+ + SO42-

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất không phải chất điện li

    Chất nào sau đây không phải chất điện li?

    Hướng dẫn:

    C2H5OH không phải chất điện li vì phân tử này không có khả năng phân li thành ion trong nước.

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn nhận định đúng

    Cho phương trình phản ứng sau SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

    Nhận định nào sau đây đúng

    Hướng dẫn:

    Cl20 + 2e → 2Cl−1 ⇒ Cl2 là chất oxi hóa

    S+4 + 2e → S+6 ⇒ SO2 là chất khử

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hệ số tỉ lượng của HNO3 trong phương trình

    Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3→ Fe(NO3)3 + NO↑ + H2O

    Hệ số tỉ lượng của HNO3 trong phương trình hoá học trên là

    Hướng dẫn:

    {\overset{+8/3}{\mathrm{Fe}}}_3{\mathrm O}_4\;+\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Fe}}{({\mathrm{NO}}_3)}_3\;+\;\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    3\mathrm x\;\;\left|3\overset{+8/3}{\mathrm{Fe}}ightarrow3\overset{+3}{\mathrm{Fe}}\;+\;1\mathrm eight.

    1\mathrm x\;\;\left|\overset{+5}{\mathrm N}+\;3\mathrm eightarrow\overset{+2}{\mathrm N}ight.

    Phương trình: 3Fe3O4 + 28HNO 3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dung dịch phản ứng NH4Cl ra NH3

    Dung dịch nào sau đây phản ứng với NH4​Cl sinh ra NH3​?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa cho các đáp án

    Ca(OH)2 + 2NH4Cl → 2H2O + 2NH3 ↑ + CaCl2

    NaNO3 + NH4Cl ⟶ 2H2O + NaCl + N2O

    NH4Cl + HNO3 → HCl + NH4NO3

    NaCl không phản ứng

  • Câu 7: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Cho các nội dung sau:

    (1) Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa carbon;

    (2) Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết ion;

    (3) Hợp chất hữu cơ thường khó nóng chảy và khó bay hơi;

    (4) Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước; tan trong các dung môi hữu cơ.

    (5) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm.

    (6) Các hợp chất hữu cơ thường khó cháy và khó bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là:

    (1) Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa carbon;

    (4) Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước; tan trong các dung môi hữu cơ;

    (5) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm;

    Các nội dung sai:

    (2) Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết ion;

    ⇒ Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

    (3) Hợp chất hữu cơ thường khó nóng chảy và khó bay hơi;

    ⇒ Hợp chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi

    (6) Các hợp chất hữu cơ thường khó cháy và khó bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt.

    ⇒ Các hợp chất hữu cơ dễ cháy, kèm vền với nhiệt nên dễ bị nhiệt phân hủy

  • Câu 8: Nhận biết
    Cặp chất là đồng đẳng của nhau

    Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?

    Hướng dẫn:

    Chất đồng đẳng la những chất có hành phần phân tử hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau.

    Chất

    Nhóm chức

    CH3OCH3

    Ether (-O-)

    CH3CH2CHO

    Aldehyde (-CHO)

    HCHO

    Aldehyde (-CHO)

    CH3CH2OH

    Alcohol (-OH) – đơn chức

    C3H5(OH)3

    Alcohol (-OH) – đa chức

    Ta thấy HCHO, CH3CH2CHO đều là aldehyde no, hở, đơn chức.

  • Câu 9: Nhận biết
    Công thức cấu tạo C3H9Cl

    Số công thức cấu tạo ứng với hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C3H9Cl là:

    Hướng dẫn:

     Ứng với công thức phân tử C3H9N có số công thức cấu tạo là:

    CH3–CH2–CH2–NH2

    CH3–CH(NH2)–CH3

    CH3–CH2–NH–CH3

    N(CH3)3

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định công thức phân tử

    Xác định công thức phân tử của glycine, biết kết quả phân tích nguyên tố của glycine có 32,00% C; 6,67% H; 18,67% N về khối lượng, còn lại là O. Phân tử khối của glycine là 75.

    Hướng dẫn:

     Gọi công thức phân tử của glycine là CxHyOzNt

    %mO =100% − (32% + 6,67% + 18,67%) = 42,66%

    Ta có phân tử khối của glycine là 75

    Mglycine = 75 

    \mathrm x=\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm C}}{12}.\frac{{\mathrm M}_{\mathrm{glycine}}}{100}=\frac{32}{12}.\frac{75}{100}=2

    \mathrm y=\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm H}}1.\frac{{\mathrm M}_{\mathrm{glycine}}}{100}=\frac{6,67}1.\frac{75}{100}\approx5

    \mathrm z=\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm O}}{16}.\frac{{\mathrm M}_{\mathrm{glycine}}}{100}=\frac{42,66}{16}.\frac{75}{100}\approx2

    \mathrm t=\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm N}}{14}.\frac{{\mathrm M}_{\mathrm{glycine}}}{100}=\frac{18,67}{14}.\frac{75}{100}\approx1

     Vậy công thức phân tử của glycine là C2H5O2N. 

  • Câu 11: Nhận biết
    Chọn phương pháp không được dùng

    Phương pháp nào không dùng để tách và tinh chế các chất hữu cơ?

    Hướng dẫn:

    Phương pháp cô cạn không dùng để tách và tinh chế các chất hữu cơ.

  • Câu 12: Nhận biết
    Quá trình hình thành hiện tượng phú dưỡng

    Quá trình đầu tiên hình thành hiện tượng phú dưỡng là:

    Hướng dẫn:

     Quá trình đầu tiên hình thành hiện tượng phú dưỡng là phân bón và chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sông, ao, hồ, ...

  • Câu 13: Nhận biết
    Chọn nhận định đúng về NH3

    Nhận xét nào sau đây đúng về tính chất hoá học của NH3?

    Hướng dẫn:

    Ta có, số oxi hóa của NH3 là -3. Đây là số oxi hóa thấp nhất của N.

    → NH3 chỉ có tính khử.

    Phương trình phản ứng minh họa

     3CuO + 2N-3H3 \xrightarrow{t^o} Cu + 3H2O + N02 ↑ 

  • Câu 14: Nhận biết
    Chọn phát biểu không đúng về sulfur

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim, vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính thể tích khí H2

    Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X và khí H2 (đkc). Tính thể tích khí H2 thu được thể tích là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    nZn = 6,5 : 65 = 0,1 (mol)

    Phương trình hóa học

    Zn + H2SO4→ ZnSO4 + H2

    0,1 → 0,1 → 0,1 (mol)

    Thể tích khí H2 thu được là:

    VH2 = nH2.24,79 = 0,1.24,79 = 2,479 (lit)

  • Câu 16: Vận dụng
    Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp

    Hỗn hợp (X) gồm Mg và Fe2O3 có khối lượng 30 gam tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thoát ra a L khí H2 (đkc) và tạo thành dung dịch (Y). Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch (Y) và lọc kết tủa, tách ra nung đến khối lượng không đổi thu được 42 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp (X) là

    Hướng dẫn:

     Sơ đồ phản ứng

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{Mg}\\{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3\end{array}ight.\xrightarrow{+{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{MgSO}}_4\\{\mathrm{Fe}}_2{({\mathrm{SO}}_4)}_3\end{array}\xrightarrow{+\mathrm{NaOH}}ight.\left\{\begin{array}{l}\mathrm{Mg}{(\mathrm{OH})}_2\\\mathrm{Fe}{(\mathrm{OH})}_3\end{array}ight.\xrightarrow{+{\mathrm O}_2}\left\{\begin{array}{l}\mathrm{MgO}\\{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3\end{array}ight.

    Ta có thể nhận thấy khối lượng ban đâù của hỗn hợp (Mg và Fe2O3) so với khối lượng chất rắn (MgO, Fe2O3) chỉ chênh lệch nhau ở khối lượng của nguyên tố oxygen trong MgO

    ⇒ Khối lượng oxygen trong MgO là:

    mO/MgO = 42 - 30 = 12 gam

    ⇒ nO = 12 : 16 = 0,75 mol 

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố O ta có:

    nMg = nO = 0,75 mol

    mMg = 0,75.24 = 18 gam

    %mMg = 18 : 30 .100% = 60%

  • Câu 17: Thông hiểu
    Sử dụng thùng bằng thép để chở dung dịch H2SO4 đặc

    Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở dung dịch H2SO4 đặc vì

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của thép là Fe. Ở nhiệt độ thường Fe bị thụ động bởi dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

    Do đó, sắt không tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc nên người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở dung dịch H2SO4 đặc. 

  • Câu 18: Nhận biết
    Xác định nhóm chức trong hợp chất hữu cơ

    Cho hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo sau:

    X không chứa loại nhóm chức nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    X không chứa loại nhóm chức Aldehyde

    Một số loại nhóm chức cơ bản

    Loại hợp chất Nhóm chức
    Dẫn xuất halogen –X (Fe, Cl, Br, I)
    Alcohol –OH
    Aldehyde –CHO
    Ketone
    Carboxylic acid –COOH
    Ester –COO–
    Amine –NH2
    Ether –O–
  • Câu 19: Vận dụng cao
    Xác định giá trị m gần nhất với

    Nung hỗn hợp M gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí Y gồm NO2 và O2. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối chloride và 0,05 mol hỗn hợp khí Z (gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ta có MZ = 11,4.2 = 22,8 

    Đặt N2 = x mol; nH2 = y mol

    Ta có:

    nkhí Z = nN2 + nH2 = x + y = 0,05 mol (1)

    mZ = mN2 + mH2= 28x + 2y = 0,05.22,8 = 1,14 gam (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình

    ⇒ x = 0,04 mol; y = 0,01 mol

    Vì có H2 bay lên nên trong dung dịch không còn NO3-

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố O ta có:

    nO(M) = 6.nCu(NO3)2 - 2.nKhí Y = 6.0,25 - 2.0,45 = 0,6 mol = nH2O 

    Bảo toàn nguyên tố H:

    nHCl = 4.nNH4Cl + 2.nH2 + 2.nH2O 

    ⇒ nNH4Cl = (1,3 - 2.0,01 - 2.0,6) : 4 = 0,02 mol

    Trong dung dịch chứa NH4+: 0,02 mol; Cu2+: 0,25 mol; Cl-; 1,3 mol và Mg2+: a mol

    Áp dụng bảo oàn điện tích ta có:

    0,02 + 2.0,25 = 1,3 + 2a ⇒ a = 0,39 mol

    mmuối = mNH4+ + mCu2+ + mCl- + mMg2+ 

    ⇔ 0,02.18 + 0,25.64 + 1,3.35,5 + 0,39.24 = 71,78 gam.

    Vậy m gần với giá trị 72 nhất 

  • Câu 20: Thông hiểu
    Khi thêm CO2 vào hệ

    Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:

    (1) 2NaHCO3 (s) ightleftharpoons Na2CO3 (s) + H2O (g) + CO2 (g)

    (2) CO2 (g) + CaO (s) ightleftharpoons CaCO3 (s)

    (3) C (s) + CO2 (g) ightleftharpoons 2CO (g)

    (4) CO (g) + H2O (g) ightleftharpoons CO2 (g) + H2 (g) 

    Khi thêm CO2 vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

    Hướng dẫn:

    Khi thêm CO2 vào các hệ thì các cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ CO2.

    + Đối với các cân bằng mà CO2 là chất tham gia phản ứng → chiều giảm nồng độ CO2 là chiều thuận.

    + Đối với các cân bằng mà CO2 là chất sản phẩm → chiều giảm nồng độ CO2 là chiều thuận.

    ⇒ Có 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là (2) và (3).

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính nồng độ mol/L của Br2

    Hằng số cân bằng của phản ứng: H2(g) + Br2(g) ightleftharpoons 2HBr(g) ở 7300C là 2,18.106. Cho 3,2 mol HBr vào bình phản ứng dung tích 12 lít ở 7300C. Tính nồng độ mol/L của Br2 ở trạng thái cân bằng.

    Hướng dẫn:

    CM HBr =  3,2 : 12 = 0,27 mol

    Gọi nồng độ H2 và Br2 phản ứng là x

                    H2(g) + Br2(g) ightleftharpoons 2HBr(g)

    Ban đầu:                              0,27 mol

    Phản ứng: x          x                    2x

    Cân bằng: x           x          0,27 - 2x 

    K_{C} =\frac{[HBr]^{2} }{[H_{2} ][Br_{2}]} =\frac{(0,27-2x)^{2}}{x^{2}} =2,18.10^{6}.

    ⇒ x = 1,805.10-4 mol/L.

  • Câu 22: Vận dụng
    Nồng độ ion Cl- có trong dung dịch

    Trộn 250 mL dung dịch MgCl2 0,5M với 100 mL dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- có trong dung dịch tạo thành là

    Hướng dẫn:

    nMgCl2 = 0,25.0,5 = 0,125 mol

    nNaCl = 0,1.1 = 0,1 mol 

    MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:

    MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-

    0,125        → 0,25 (mol)

    NaCl → Na+ + Cl-

    0,1 → 0,1 (mol)

    ⇒ nCl- = 0,25 + 0,1 = 0,35 mol

    Tổng thể tích dung dịch là:

    V = 0,25 + 0,1 = 0,35 lít

    [Cl-] = n : V = 0,35 : 0,35 = 1M

  • Câu 23: Thông hiểu
    Thứ tự giảm pH

    Sắp xếp các chất phổ biến sau trong đời sống theo thứ tự giảm pH?

    (1) Xà phòng.

    (2) Nước chanh ép.

    (3) Lòng trắng trứng.

    (4) Nước cất.

    Hướng dẫn:

    Thứ tự giảm dần pH (1) > (3) > (4) > (2).

  • Câu 24: Nhận biết
    Đặc điểm phân li Zn(OH)2

    Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là vừa theo kiểu acid vừa theo kiểu base.

  • Câu 25: Nhận biết
    Dung dịch muối có pH >7

    Dung dịch muối có pH > 7 là

    Hướng dẫn:

    SO32- là gốc acid yếu nên bị thủy phân tạo môi trường base

    SO32− + H2O ⇌ HSO3 + OH

    Dung dịch muối có pH > 7 là K2SO3

  • Câu 26: Nhận biết
    Xác định vai trò của nitrogen

    Trong phản ứng hóa hợp với oxygen, nitrogen đóng vai trò là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình hoá học:

    0N2(g) + O2(g) ⇌ 2N+2O(g).

    N2 có số oxi hoá là 0. Phản ứng trong hợp chất NO nguyên tử N có số oxi hoá là +2.

    Vậy số oxi hoá của N tăng nên N­2 có vai trò là chất khử.

  • Câu 27: Vận dụng
    Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng

    Nung nóng 9,6 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Trong bình phản ứng ứng cùng thể tích, nhiệt độ do đó áp suất tỉ lệ với số mol, áp suất bình giảm 5% so với ban đầu.

    ⇒ nN2 phản ứng = 5% ban đầu = 5 . 1 : 100 = 0,05 mol

    3Mg + N2 \overset{t^{o} }{ightarrow} Mg3N2.

    0,15     ←    0,05

    nMg = 3.nN2 = 0,15 mol.

    \%m_{Mg\;phản\;\operatorname ứng}=\frac{0,15.24}{9,6}.100\%=37,5\%

  • Câu 28: Nhận biết
    Khí nào tan trong nước

    Khí nào tan trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước?

    Hướng dẫn:

    Các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với phân tử nước nên tan rất tốt trong nước.

  • Câu 29: Thông hiểu
    Nhận xét nào sau đây về vai trò của Fe

    Trong phản ứng điều chế NH3 từ N2 và H2 có sử dụng Fe làm chất xúc tác.

    N2 + 3H2 \overset{t^{o} ,p, xt}{ightleftharpoons} 2NH3 

    Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của Fe trong phản ứng trên?

    Hướng dẫn:

    Vai trò của Fe trong phản ứng là làm tăng tốc độ phản ứng.

     N2 (g) + 3H(g)  \overset{400-600^{o} ,200\:  bar, Fe}{ightleftharpoons} 2NH3 (g)

  • Câu 30: Thông hiểu
    Oxide bị NH3 khử ở nhiệt độ cao

    Cho các oxide sau: Li2O, MgO, Al2O3, CuO, Na2O, FeO. Có bao nhiêu oxide bị NH3 khử ở nhiệt độ cao?

    Hướng dẫn:

    NH3 khử được các oxide của kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

    Vậy có 2 oxide thỏa mãn đó là FeO và CuO

  • Câu 31: Thông hiểu
    HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa

    HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất: Cu, H2S, C, Fe3O4

    3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    2HNO3 + 3H2S → 4H2O + 2NO + 3S

    C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

    3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O

  • Câu 32: Nhận biết
    Nhiệt phân muối nào thu được khí và hơi

    Nhiệt phân hoàn toàn muối nào sau đây thu được sản phẩm chỉ gồm khí và hơi?

    Hướng dẫn:

    Các muối ammonium đều kém bền nhiệt và dễ bị phân huỷ khi nung nóng.

    Nhiệt phân muối (NH4)2CO3 ­chỉ thu được khí NH3, CO2 và hơi nước theo phương trình sau:

    (NH4)2CO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2NH3 + CO2 + H2O

  • Câu 33: Thông hiểu
    Phản ứng không xảy ra

    Phương trình phản ứng nào sau đây không chính xác?

    Hướng dẫn:

    Al, Fe, Cr bị thụ động trong acid đặc do đó phương trình Al + HNO3 đặc nguội không xảy ra.

  • Câu 34: Nhận biết
    SO2 có thể đóng vai trò là một oxide acid

    Trong phản ứng, SO2 có thể đóng vai trò là một oxide acid. Phương trình phản ứng nào minh họa vai trò của oxide acid của SO2.

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng SO2 đóng vai trò là oxide acid tác dụng với base tạo ra muối và nước

    SO2 + 2NaOH ⟶ Na2SO3 + H2O.

    SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa

    SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O.

    SO2 đóng vai trò là chất khử

    SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

    2SO2 + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2SO3.

  • Câu 35: Thông hiểu
    Nhận định đúng về Sulfur dioxide

    Những ý kiến nào sau đây về sulfur dioxide (SO2) là đúng?

    (a) Sulfur dioxide là chất khí không màu, có độc tính đối với con người.

    (b) Phản ứng được với đá vôi.

    (c) Sulfur dioxide được sinh ra từ khí thải núi lửa, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của con người…

    (d) Sulfur dioxide là oxide lưỡng tính.

    Hướng dẫn:

    (d) sai vì Sulfur dioxide là oxide acid.

    (b) Sulfur dioxide không phản ứng được với đá vôi (CaCO3)

  • Câu 36: Thông hiểu
    Phương pháp tách và tinh chế

    Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp nào?

    Hướng dẫn:

    Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp chiết dùng để tách 2 chất lỏng không tan vào nhau.

  • Câu 37: Vận dụng
    Công thức phân tử của A

    Đốt cháy hoàn toàn 200 mL hơi chất A, cần dùng 500 mL O2, chỉ tạo ra 400 mL CO2 và 400 mL hơi nước (các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là:

    Hướng dẫn:

    Đốt cháy A thu được CO2 và H2O nên hợp chất hữu cơ  A chắc chắn có chứa C, H (có thể có O)

    Giải sử A có chứa O.

    Bảo toàn nguyên tố chứa O 

    VO(A) + 2VO2 = 2VCO2 + VH2O 

    ⇒ VO(A) = 2.400 + 400 - 500.2 = 200 ml.

    Vậy hợp chất hữu cơ A có C, H, O.

    Gọi công thức phân tử của A là CxHyOz

    Ta có:

    x=\frac{V_{CO_{2} } }{V_{A} } =\frac{400}{200} =2

    y=\frac{2.V_{H_{2}O } }{V_{A} } =\frac{400.2}{200} =4

    z=\frac{V_{O_{A} } }{V_{A} } =\frac{200}{200} =1

    Vậy công thức phân tử của A là C2H4O

  • Câu 38: Thông hiểu
    Biểu thức nào sau đây không đúng

    Khi biết thành phần phần trăm của các nguyên tố và phân tử khối M của hợp chất hữu cơ có công thức tổng quát là CxHyOzNt thì biểu thức tính toán nào sau đây là không đúng.

    Hướng dẫn:

    Biểu thức tính toán không đúng là:

    y=\frac{\%m_{H} }{2} \times \frac{M}{100} .

    Sửa lại đúng:

    x=\frac{\%m_{H} }{1} \times \frac{M}{100} .

  • Câu 39: Nhận biết
    Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử

    Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất

    Hướng dẫn:

    Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất không no.

  • Câu 40: Vận dụng
    Xác định công thức phân tử

    Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất hữu có A thu được 4,958 lít CO2 (đkc) và 5,4 gam H2O. dA/kk= 1,58. Xác định công thức phân tử của A?

    Hướng dẫn:

    nCO2 =  4,958 : 22,4 = 0,2 mol

    ⇒ nC = 0,2 mol ⇒ mC = 0,2.12 = 2,4 gam.

    nH2O = 5,4 : 18 = 0,3 mol ⇒ nH = 0,3.2 = 0,6 mol ⇒ mH = 0,6 gam

    ⇒ mO =4,6 - 2,4 - 0,6 = 1,6 gam ⇒ nO(A) = 1,6 : 16 = 0,1 mol

    Vậy hợp chất hữu cơ A gồm C, H và O.

    Gọi công thức tổng quát của A là CxHyOz, ta có:

    x : y : z = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1

    Vậy công thức đơn giản nhất của A là (C2H6O)n.

    dA/kk = 1,58 ⇒ MA = 1,58.29 = 46 gam ⇒ n = 1

    Vậy công thức phân tử của A là C2H6O.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (2%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo