Axit cacboxylic

Lý thuyết Axit cacboxylic được Khoahoc biên soạn và tổng hợp, hy vọng giúp ích cho bạn học trong quá trình tự ôn tập, củng cố kiến thức.

I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp

1. Định nghĩa

Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử của nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro.

Định nghĩa axit axitcacboxylic

Thí dụ:

H-COOH, C2H5COOH, HOOC-COOH, ...

Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.

2. Phân loại

Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, các axit được chia thành:

  • Axit no, đơn chức, mạch hở

CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hay CmH2mO2 (m ≥ 1)

Thí dụ:

H-COOH, C2H5COOH...

  • Axit không no chứa 1 liên kết đôi C=C, đơn chức, mạch hở

CnH2n-1COOH  (n ≥ 2) hoặc CmH2m-2O2 (m ≥ 3)

Thí dụ:

CH2=CH-COOH,....

  • Axit thơm, đơn chức

Thí dụ:

C6H5-COOH, CH3-C6H4-COOH,...

  • Axit no, 2 chức, mạch hở

CnH2n(COOH)2 (n ≥ 0) hoặc CmH2m-2O4 (m ≥ 1)

Thí dụ:

HOOC-COOH, HOOC-CH2-COOH...

3. Danh pháp

3.1. Tên thường

Một số axit có tên thông thường liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng.

Thí dụ:

Tên thông thường axit axetic

3.2. Tên thay thế

Tên thay thế của các axit no, đơn chức, mạch hở được xác định như sau:

  • Mạch chính của phân tử axit là mạch dài nhất, bắt đầu từ nhóm – COOH.
  • Tên thay thế = Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic.

Thí dụ:

Câu trắc nghiệm mã số: 2744,4350,4351,11080

II. Đặc điểm cấu tạo

Nhóm -COOH coi như được kết hợp bởi nhóm C = O và nhóm –OH.

Liên kết O -H trong phân tử axit phân cực hơn liên kết O–H trong phân tử ancol, do đó nguyên tử H của nhóm COOH linh động hơn nguyên tử H của nhóm – OH ancol.

Liên kết C- OH của nhóm cacboxyl phân cực mạnh hơn liên kết C –OH của ancol, phenol nên nhóm – OH của axit cacboxylic cũng dễ bị thay thế.

 Đặc điểm cấu tạo

III. Tính chất vật lý

1. Nhiệt độ sôi

Ở điều kiện thường các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng khối lượng và cao hơn các ancol có cùng khối lượng: nguyên nhân là do giữa các phân tử axit cacboxylic có liên kết hiđro bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử ancol.

2. Tính tan

Từ C1 - C3 tan vô hạn trong nước do có khả năng tạo liên kết H liên phân tử với nước.

C4 - C5 ít tan trong nước; từ C6 trở lên không tan do gốc R cồng kềnh và có tính ki nước.

Mỗi axit có vị riêng: axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me …

Câu trắc nghiệm mã số: 2745,2747

IV. Tính chất hóa học

1. Tính axit

  • Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch

CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-

Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

  • Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O

  • Tác dụng với muối

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

  • Tác dụng với kim loại trước hiđro

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

2. Phản ứng thế nhóm –OH

Phản ứng giữa axit và ancol được gọi là phản ứng este hóa.

Phương trình tổng quát

RCOOH + R’OH \overset{xt, H^{+} }{\rightleftharpoons} RCOOR’ + H2O

Phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc.

Thí dụ:

 CH3COOH + C2H5OH \overset{xt, H^{+} }{\rightleftharpoons} CH3COOC2H5 + H2O.

Câu trắc nghiệm mã số: 2748,2754,11097

V. Điều chế

1. Phương pháp lên men giấm

(Phương pháp cổ truyền sản xuất axit axetic) 

C2H5OH + O2 \overset{men}{\rightarrow} CH3COOH + H2O

2. Oxi hóa anđehit axetic

2CH3CHO + O2 \overset{t^{o},xt }{\rightarrow} 2CH3COOH

3. Oxi hóa ankan

2R-CH2-CH2-R’ + 5O2 \overset{t^{o},xt }{\rightarrow} 2RCOOH + 2R’COOH + 2H2O

Thí dụ:

CH3CH2CH2CH3 + 5O2 \overset{t^{o},xt }{\rightarrow} 4CH3COOH + 2H2O

4. Từ metanol

CH3OH + CO \overset{t^{o},xt }{\rightarrow} CH3COOH

Đây là phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic. 

Câu trắc nghiệm mã số: 2750,11073

VI. Ứng dụng

Các axit hữu cơ có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học … 

Ứng dụng axit axetic

  • 391 lượt xem
Sắp xếp theo