Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng (Tiết 1)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 25 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
25:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Phản ứng tạo ra khí N2

    Cho các phản ứng sau:

    (1) Nhiệt phân Cu(NO3)2

    (2) Nhiệt phân NH4NO2

    (3) NH3 + O2 \overset{xt, t^{o} }{ightarrow}

    (4) NH3 + Cl2

    (5) Nhiệt phân NH4Cl

    (6) NH3 + CuO

    Trong các phản ứng trên, những phản ứng tạo ra khí N2

    Hướng dẫn:

    (1) 2Cu(NO3)2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2CuO + 4NO2 + O2

    (2) NH4NO2  \overset{t^{o} }{ightarrow} N2 + 2H2O

    (3) 2NH3 + 5/2O2  \overset{xt, t^{o} }{ightarrow} 2NO + 3H2O

    (4) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

    (5) NH4Cl \overset{t^{o} }{ightarrow} NH3 + HCl

    (6) 2NH3 + 3CuO \overset{t^{o} }{ightarrow} N2 + 3Cu + 3H2O.

    Vậy các phản ứng (2); (4);(6) tạo ra khí N2.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định muối thỏa mãn các điều kiện

    Cho 2 muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau:

    X + Y → không xảy ra phản ứng.

    X + Cu → không xảy ra phản ứng.

    Y + Cu → không xảy ra phản ứng.

    X + Y + Cu → xảy ra phản ứng.

    X và Y là

    Hướng dẫn:

    X không phản ứng với Cu ⇒ loại đáp án Fe(NO3)3 và NaHSO4 vì Fe(NO3)3 phản ứng với Cu

    X + Y + Cu → xảy ra phản ứng ⇒ trong X chứa NO3- và Y chứa H+

    Loại NaNO3 và NaHCO3 vì NaHCO3 không có môi trường axit mạnh.

    Vậy X và Y là NaNO3 và NaHSO4

  • Câu 3: Thông hiểu
    Axit nitric và axit photphoric có cùng phản ứng với

    Axit nitric và axit photphoric có cùng phản ứng với nhóm các chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Axit nitric và axit photphoric cùng phản ứng với nhóm các chất: NaOH,

    K2HPO4, NH3, Na2CO3

    Các phương trình hóa học xảy ra:

    NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

    K2O + 2HNO3 → 2KNO3 + H 2

    NH3 + HNO3 → NH4NO3

    Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O

    H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

    2H3PO4 + 3K2O → 2K3PO4 + 3H2O

    3NH3 + H3PO4 → (NH4)3PO4

    3Na2CO3 + 2H3PO4 → 2Na3PO4 + 3CO2 + 3H2O

  • Câu 4: Thông hiểu
    Phân biệt HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4

    Để phân biệt các dung dịch acid HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4, người ta dùng thêm kim loại nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Sử dụng kim loại Ba

    Có khí không màu thoát ra ⇒ HCl

    Có khí không màu thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit mạnh ⇒ H2SO4

    Có khí không màu thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng, thêm axit mạnh vào kết tủa, kết tủa tan ⇒ H3PO4.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Số cặp xảy ra phản ứng

    Có các dung dịch sau: NaOH, H3PO4, Na2HPO4, NaH2PO4 và Na3PO4. Trộn các dung dịch đó với nhau theo từng đôi một, số cặp xảy ra phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Trộn các dung dịch đó với nhau theo từng đôi một, 6 cặp xảy ra phản ứng

    Ta có: 

    NaOH với: H3PO4, Na2HPO4, NaH2PO4

    H3PO4 với: Na2HPO4, Na3PO4

    NaH2POvới: Na3PO4

  • Câu 6: Thông hiểu
    Số mệnh đề đúng

    Cho các mệnh đề sau:

    (1) Ammonia được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.

    (2) NO2 chỉ có tính oxi hóa không có tính khử.

    (3) Trong phòng thí nghiệm, HNO3 được điều chế bằng cách đun nóng NaNO3 tinh thể với dung dịch H2SO4 đặc.

    (4) Trong công nghiệp, phosphorus được sản xuất bằng cách nung nóng hỗn hợp quặng phosphoric, cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện.

    (5) Phân Superphosphat đơn có thành phần chính là Ca(H2PO4)2.

    Trong các mệnh đề trên, số mệnh đề đúng là

    Hướng dẫn:

    Trong các mệnh đề trên, 4 mệnh đề đúng (1); (3), (4); (5)

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Hiệu suất phản ứng

    Cho 2 lít N2 và 7,5 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 8,2 lít (các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

    N2+ 3H2 \overset{t^{o},xt,p }{ightleftharpoons}2NH3 (1)

    Ở cùng điều kiện thì tỉ lệ về thể tích chính là tỉ lệ về số mol

    Do 2/1 > 7,5/3 → Hiệu suất tính theo H2

    Đặt thể tích N2 phản ứng là x lít

    → VH2 pứ = 3x lít,

    VNH3 sinh ra=2x lít

    VN2 dư= 2 - x (lít), VH2 dư= 7,5 - 3x (lít)

    Sau phản ứng thu được N2 dư, H2dư, NH3

    Tổng thể tích khí thu được là

    Vkhí = VH2 dư+ VN2 dư+ VNH3= 7,5 - 3x + 2 - x + 2x = 8,2

    → x = 0,8 lít => H = VN2 pư/VN2 bd .100% = 0,8/4.100% = 20%

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng

    Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1), trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 10% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học

    N2

    + 3H2

    ⇌ 2NH3

    1

    4

     

    x

    3x

    2x

    Sau phản ứng: n = (1 – x) + (4 – 3x) + 2x = 5 – 2x

    Cùng điều kiện thì: tỉ lệ mol = tỉ lệ P (PV = nRT)

    => n1 : n2 = p1 : p2

    => 5 : (5 – 2x) = 1 : 0,9

    => x = 0,25 mol

    => H% tính theo chất nào có hiệu suất tính ra lớn hơn

    => H%H2 = 0,25 : 1 .100% = 25%

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính số mol

    Cho x mol N2 và 12 mol H2 vào bình kín. Tại thời điểm cân bằng thấy có 6 mol NH3 tạo thành. Biết hiệu suất chung của phản ứng là 75%. Tìm x?

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học

    N2 + 3H2\overset{t^{o},xt,p }{ightleftharpoons}2NH3
    Ban đầu : x12  
    Phản ứng: 39 6

    Ta thấy: nH2 pư : nH2 bđ .100% = 9:12.100% - H%

    ⇒ Hiệu suất tính theo H2

    Nếu H% tính theo N2 thì: nN2 bđ = 3.(100:75) = 4

    ⇒ nN2 bđ = x ≥ 4.

  • Câu 10: Nhận biết
    Tính chất hóa học của N2

    Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường

    Hướng dẫn:

    Ở nhiệt độ thường, Nitrogen chỉ tác dụng với Li:

    6Li + N2 → 2Li3N

  • Câu 11: Nhận biết
    Tính chất hóa học của N2

    Phản ứng nào dưới đây Nitrogen thể hiện tính khử

    Hướng dẫn:

    N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với oxygen

    0N2 + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2N+2O

    Trong phản ứng với kim loại và hydrogen tác dụng với nitrogen thể hiện tính oxi hóa.

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định khối lượng rắn khan

    Cho 21,30 gam P2O5 vào 400 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    nP2O5 = 0,15 mol ⇒ nH3PO4 = 0,3 mol.

    mNaOH = 400.10% = 40 gam

    nNaOH = 40: 40 = 1 mol

    \frac{n_{NaOH}}{n_{H_3PO_4}\hspace{0.278em}}=\hspace{0.278em}3,33>\hspace{0.278em}3\hspace{0.278em}

    Chất rắn khan gồm Na3PO4 và NaOH.

    nH2O = 3nH3PO4 = 3.0,3 = 0,9 mol

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    mH3PO4 + mNaOH = mrắn + mH2O

    → mrắn = 0,3.98 + 40 – 0,9.18 = 53,2 gam.

  • Câu 13: Nhận biết
    Công thức Magie photphua

    Magie photphua có công thức là:

    Hướng dẫn:

    Công thức của magie photphua là Mg3P2.  

  • Câu 14: Nhận biết
    Phân bón NPK

    Phân bón NPK là hỗn hợp của

    Hướng dẫn:

    Phân bón NPK là hỗn hợp: (NH4)2HPO4 và KNO3

  • Câu 15: Nhận biết
    Điều chế acid H3PO4 trong công nghiệp

    Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 người ta tiến hành:

    Hướng dẫn:

    Để thu được axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để thu được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước:

    4P + 5O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2P2O5.

    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 120 lượt xem
Sắp xếp theo