Luyện tập Axit nitric và muối nitrat (Tiết 1)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 20 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
20:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tìm mệnh đề đúng về muối nitrate

    Cho các mệnh đề sau:

    (1) Các muối nitrate đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

    (2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường acid.

    (3) Khi nhiệt phân muối nitrate rắn ta đều thu được khí NO2

    (4) Hầu hết muối nitrate đều bền nhiệt.

    Những mệnh đề đúng là:

    Hướng dẫn:

    (1), (2) đúng

    (3) sai, nhiệt phân muối nitrate của kim loại mạnh chỉ thu được khí

    (4) sai, hầu hết muối nitrate đều kém bền nhiệt

  • Câu 2: Nhận biết
    Trong phòng thí nghiệm điều chế HNO3 từ

    Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ

    Hướng dẫn:

    Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ NaNO3 và H2SO4 đặc.

    Phương trình phản ứng minh họa

    NaNO3 tinh thể + H2SO4 đặc \overset{t^{o} }{ightarrow} NaHSO4 + HNO3

  • Câu 3: Thông hiểu
    Phản ứng HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa

    Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng Fe2O3 + HNO3 (đặc, nóng) HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.

  • Câu 4: Nhận biết
    Sử dụng HNO3 để nhận biết các chất rắn

    Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?

    Hướng dẫn:

    Dùng HNO3 có thể nhận biết được cả 4 chất.

    Chất rắn tan dần, có khí không màu thoát ra chính là MgCO3

    Phương trình phản ứng

    MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + CO2 ↑ + H2O

    Chất rắn tan dần, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí, dung dịch thu được màu vàng nâu chính là Fe3O4

    Phương trình phản ứng

    3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 (vàng nâu) + NO + 14H2O

    2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)

    Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh. Suy ra được chất đó là CuO

    Phương trình phản ứng

    CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 (xanh) + H2O

    Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch không màu. Suy ra được chất đó là Al2O3.

    Phương trình phản ứng

    Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 (không màu) + 3H2O.

  • Câu 5: Nhận biết
    HNO3 phản ứng được tất cả các chất nào

    Dãy nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3 

    Hướng dẫn:

    Loại các đáp án có chứa BaSO4, Au, Pt không phản ứng được với HNO3.

  • Câu 6: Nhận biết
    Nhóm muối nitrate khi nhiệt phân cho sản phẩm kim loại

    Nhóm các muối nitrate cho sản phẩm kim loại, khí NO2, O2 khi nhiệt phân là:

    Hướng dẫn:

    Nhiệt phân cho sản phẩm kim loại, khí Nitrogen dioxide và khí oxygen là kim loại nhóm III.

    Phương trình hóa học

    Hg(NO3)2 → Hg + 2NO2↑ + O2

    2AgNO3→ 2Ag + 2NO2↑ + O2

    ⇒ Dãy muối cho sản phẩm kim loại, khí Nitrogen dioxide và khí oxygen là: Hg(NO3)2, AgNO3

  • Câu 7: Nhận biết
    Nhiệt phân Fe(NO3)3

    Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí thu được sản phẩm gồm

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng nhiệt phân

    4Fe(NO3)3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định nhận định đúng

    Nhận định nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    "Tất cả các muối amonium khi nhiệt phân đều tạo khí ammonia". Sai vì muối amonium chứa gốc acid có tính oxi hóa như NH4NO3 hay NH4NO2 khi nhiệt phân cho ra N2O; N2.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nhiệt phân muối

    Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam muối nitrate của kim loại M thu được 4 gam chất rắn. Công thức của muối là.

    Hướng dẫn:

    Công thức muối nitrat là M(NO3)n;

    nNO2 = 0,1 mol

    => nM(NO3)n = 0,1/n

    => MM(NO3)n = 94n => M = 32n

    => M = 64.

    Công thức là Cu(NO3)2.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định khí thu được

    Cho hỗn hợp gồm 3,36 gam Mg và 0,4 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 23 gam muối khan. Khí X là

    Hướng dẫn:

    nMg = 0,14 mol;

    nMgO = 0,01 mol

    MgO tác dụng với HNO3 không sinh ra sản phẩm khử vì đã đạt số oxi hóa tối đa.

    Ta có: nMg(NO3)2 = nMg + nMgO = 0,14 + 0,01 = 0,15 mol

    => mMg(NO3)2 = 22,2 gam < 23

    => muối khan chứa Mg(NO3)2 và NH4NO3

    => mNH4NO3 = 23 - mMg(NO3)2 = 0,8 gam

    => nNH4NO3 = 0,01 mol

    nX = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol

    Quá trình cho - nhận electron

    Mg0 →Mg+2 + 2e

    0,14 → 0,28

    N+5 + ne → X

    0,02n ← 0,02

    N+5 + 8e → N-3H4

    0,08 ← 0,01

    Bảo toàn electron: 2.nMg = n.nX + 8.nNH4NO3

    => 0,28 = 0,02.n + 0,08 => n = 10

    Vậy công thức của X là N2

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định sản phẩm khử sinh ra

    Hoà tan 8,925 gam hỗn hợp Zn và Al có tỉ lệ mol 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít (đktc) một sản phẩm khử duy nhất X chứa nitơ. Vậy X là

    Hướng dẫn:

    Ta tính được nZn= 0,075 mol,

    nAl= 0,15 mol, nkhí= 0,06 mol

    Quá trình cho e:

    Zn → Zn2++ 2e (1)

    0,075 → 0,15 mol

    Al→ Al3++ 3e (1)

    0,15→ 0,45 mol

    → Tổng số mol e cho là 0,6 mol

    Quá trình nhận e:

    Nếu khí có 1 nguyên tử N:

    N+5 + (5-a)e→ N+a

        (5-a).0,06     0,06

    Theo định luật bảo toàn electron có:

    0,6= 0,06. (5-a) → a= -5 loại

    Nếu khí có 2 nguyên tử N:

    2N+5 + 2(5-a) e → N2+a

    (5-a).0,12 0,06

    Theo định luật bảo toàn electron có:

    0,6 = 0,12. (5-a) → a = 0

    → Khí là N2

  • Câu 12: Thông hiểu
    Số chất phản ứng với HNO3 thuộc phản ứng oxh khử

    Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

    Gợi ý:

    Các chất có phản ứng oxi hóa- khử là: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3.

  • Câu 13: Nhận biết
    Ứng dụng của HNO3

    Ứng dụng nào không phải của HNO3?

    Hướng dẫn:

    Một số ứng dụng của acid HNO3 như chế tạo thuốc nổ (TNT, …), điều chế các hợp chất hữu cơ, sản xuất bột màu, sơn, thuốc nhuộm, …

    ⇒ Sản xuất khí NO2 và N2H4 không phải ứng dụng của HNO3.

  • Câu 14: Nhận biết
    Chọn nhận định sai

    Nhận định nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Tất cả các muối ammonium khi nhiệt phân đều tạo khí ammonia

    => Sai vì muối ammonium chứa gốc cacid có tính oxi hóa như NH4NO3 hay NH4NO2 khi nhiệt phân cho ra N2O; N2.

  • Câu 15: Nhận biết
    Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm

    Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ

    Hướng dẫn:

    Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng NaNO3 và H2SO4 đặc

    H2SO4 (đặc) + NaNO3 → NaHSO4 + HNO3

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (53%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 692 lượt xem
Sắp xếp theo