Hợp chất của cacbon được Khoahoc biên soạn là toàn bộ lý thuyết hóa Hợp chất của cacbon bài 16 hóa 11.
Cacbon monooxit (CO) là chất khí, không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, tan rất ít trong nước.
Hóa lỏng ở - 191,5oC, hóa rắn ở: - 205,2oC
CO là khí độc vì nó kết hợp với hemoglobin ở trong máu tạo thành hợp chất bền làm cho hemolobin mất tác dụng vận chuyển khí O2.
1. Cacbon monooxit là oxit không tạo muối (oxit trung tính)
Không tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm ở điều kiện thường.
2. Tính khử
Khí CO cháy với ngọn lửa màu lam nhạt và toả nhiều nhiệt.
2C+2O + O2 2C+4O2
CO khử oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao)
3C+2O + Fe2O3 3C+4O2 + 2Fe.
1. Trong phòng thí nghiệm
Khí CO được điều chế bằng cách đun nóng axit fomic
HCOOH CO + H2O
2. Trong công nghiệp
Khí CO thường được sản xuất bằng cách cho hơi nước đi qua than nung đỏ:
Phương pháp khí than ướt: Cho hơi H2O qua than nóng đỏ.
C + H2O CO + H2
Phương pháp khí lò gas: CO2 bị khử thành CO
CO2 + C 2CO.
Cacbon đi oxit là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí, tan ít trong nước CO2 là chất gây lên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.
Ở trạng thái rắn, CO2 tạo thành một khối trắng, gọi là ''nước đá khô". Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.
CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất => dùng để dập tắt đám cháy
CO2 là oxit axit tác dụng với nước tạo axit 2 nấc rất yếu và kém bền.
CO2 + H2O H2CO3
CO2 tác dụng với oxit bazo → muối:
CaO + CO2 CaCO3
CO2 tác dụng với dung dịch Bazơ → Muối + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
Ngoài ra CO2 bền, ở nhiệt độ cao bị nhiệt phân 1 phần và tác dụng được với các chất khử mạnh
2CO2 2CO + O2
CO2 + 2Mg 2MgO + C
(Do đó không dùng CO2 để dập tắt đám cháy Mg vì xảy ra phản ứng)
CO2 + C 2CO.
1. Trong phòng thí nghiệm
CO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi
CaCO3 + HCl → CO2↑ + CaCl2 + H2O
2. Trong công nghiệp
Đốt cháy hoàn toàn than, dầu mỏ, khí thiên nhiên trong O2 hoặc không khí
Từ quá trình nung vôi, lên men, nguồn tự nhiên.
CaCO3 CaO + CO2.
Là một axit yếu, kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị thủy phân thành CO2 và nước.
H2CO3 H+ + HCO3-
HCO3- H+ + CO32-
⇒ Axit cacbonat tạo ra 2 muối: muối hiđro cacbonat (HCO3-) và muối cacbonat (CO32-).
1.1. Tính tan
Muối của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hiđrocaconat dễ tan trong nước. Còn lại không tan
1.2. Tác dụng với axit tạo khí CO2
Thí dụ
NaHCO3 + HCl → CO2↑ + H2O + NaCl
HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O
Lưu ý:
Nếu cho H+ từ từ vào muối tan thì CO32- → HCO3- → CO2↑ + H2O
Nếu cho H+ vào muối không tan thì CO32- → CO2↑ + H2O
1.3. Muối hidro cacbonat tác dụng với dung dịch kiềm
Thí dụ
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH- → H2O
1.4. Phản ứng nhiệt phân.
Muối cacbonat tan không bị nhiệt phân (trừ muối amoni), muối cacbonat không tan bị nhiệt phân.
Thí dụ:
CaCO3 CaO + CO2↑
Muối hidrocacbonat đều bị nhiệt phân
NaHCO3 Na2CO3 + CO2↑ + H2O
Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2
2. Ứng dụng
CaCO3: là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm sản xuất vôi, chất độn
Na2CO3: Dùng công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt
NaHCO3: Công nghiệp thực phẩm, dược phẩm NaHCO3 còn được làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit.