Luyện tập Cacbon

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 20 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
20:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Phản ứng carbon thể hiện tính oxi hóa

    Phản ứng nào trong các phản ứng sau đây, carbon thể hiện tính oxi hóa?

    Hướng dẫn:

     \overset0{\mathrm C}\;+\;{\mathrm O}_2\;ightarrow\;\overset{+4}{\mathrm C}{\mathrm O}_2

    Số oxi hóa của C tăng \Rightarrow C thể hiện tính khử

    \overset0{\mathrm C}\;+\;2\mathrm{CuO}\;ightarrow\;2\mathrm{Cu}\;+\;\overset{+4}{\mathrm C}{\mathrm O}_2

    Số oxi hóa của C tăng \Rightarrow C thể hiện tính khử

    3\overset0{\mathrm C}\;+\;4\mathrm{Al}\;ightarrow\;{\mathrm{Al}}_4{\overset{-4}{\mathrm C}}_3

    Số oxi hóa của C giảm \Rightarrow C thể hiện tính oxi hóa

    \overset0{\mathrm C}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm C}\mathrm O\;+\;{\mathrm H}_2

    Số oxi hóa của C tăng \Rightarrow C thể hiện tính khử

  • Câu 2: Nhận biết
    Chất không phải thù hình của C

    Chất nào sau đây không phải dạng thù hình của carbon?

  • Câu 3: Nhận biết
    Thành phần chính của đá vôi

    Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hóa học chính của loại đá nào sau đây?

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính số phản ứng mà trong đó carbon đóng vai trò chất khử là

    Cho carbon lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KclO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó carbon đóng vai trò chất khử là

    Hướng dẫn:

    C thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa: H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2.

    Phương trình phản ứng minh họa

    C + H2O ightarrow CO + H2

    C + 2CuO  ightarrow 2Cu + CO2

    3C + 4HNO → 3CO2 + 4NO +2H2O

    C + 2H2SO4 Đặc → CO2 + 2H2O + SO2

    3C + 2KClO3 → 2KCl + 3CO2

    C + CO2 → 2CO.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tìm nhận định sai

    Nhận định nào sau đây sai?

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính thể tích khí CO2

    Đốt cháy 4,8 gam C bằng lượng dư khí oxygen dư, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    nC = 4,8:12 = 0,4 mol

    Phương trình phản ứng:

    C + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2

    0,4 → 0,4 mol

    Theo phương trình phản ứng ta có

    nCO2 = 0,4 mol

    ⇒ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chất tác dụng với C để tạo thành CO2 và kim loại

    Chất nào sau đây tác dụng với C để tạo thành CO2 và kim loại?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa

    C + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2

    2PbO + C → 2Pb + CO2

    C + 2H2SO4 đặc \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2 + 2SO2 + 2H2O.

  • Câu 8: Nhận biết
    Ứng dụng của Cacbon

    Ứng dụng của cacbon là

    Hướng dẫn:

    Dựa vào mỗi tính chất của mỗi dạng thù hình cacbon, người ta sử dụng cacbon trong đời sống, sản xuất và trong kĩ thuật,

    Thí dụ:

    Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì…

    Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính...

    Cacbon vô định hình dùng làm mặt nạ phòng độc, chất khử mùi…

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định tên kim loại

    Trộn dư bột cacbon với 6,48 gam một oxit kim loại hóa trị II. Sau đó đem nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao, thu được khí dẫn qua dung dịch nước vôi trong, thu được 4 gam kết tủa. Tên kim loại là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức của oxit hóa trị II là RO. 

    Phương trình tổng quát

    C + 2RO \overset{t^{o} }{ightarrow} 2R + CO2 (1)

          0,08          ← 0,04

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)

    0,04                          ← 0,04

    nCaCO3 = 4 : 100 = 0,04 mol

    Ta có:

    Theo phương trình phản ứng (1) ta có:

    nRO = 2.nCO2 = 0,08 mol 

    ⇒ MRO = 6,48 : 0,08 = 81 gam/mol

    ⇒ MR = 81 - 16 = 65 (Zn)

    Vậy kim loại cần tìm là Zn.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chất khi cháy tạo ra oxit ở thể khí

    Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa

    4K + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2K2O

    Si + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} SiO2

    4Na + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Na2O

    C + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2

    Vậy Cacbon khi cháy tạo ra oxit ở thể khí.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Oxit phản ứng với cacbon tạo thành kim loại

    Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là

    Hướng dẫn:

    C khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học thành kim loại. 

    Phương trình phản ứng minh họa

    2PbO + C \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Pb + CO2 

    2CuO + C \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Cu + CO2 

    2FeO + C \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe + CO2 

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chọn phát biểu sai

    Tìm các phát biểu sai trong những phát biểu sau:

    Hướng dẫn:

    Có 2 phát biểu sai:

    1. Kim cương là kim loại cứng nhất => Sai vì Kim cương là phi kim 

    2. Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế…là do than hoạt tính có khả năng hấp phụ các khí độc.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính thể tích khí NO2

    Thể tích khí NO2 thoát ra ở đktc khi cho 1,2 gam cacbon tác dụng hết với HNO3 đặc nguội (coi phản ứng xảy ra hoàn toàn) là:

    Hướng dẫn:

    nC = 1,2 : 12 = 0,1 mol

    Quá trình cho nhận electron 

    C → C+4 + 4e 

    0,1    → 0,4    

    N+5 + 1e → N+4

            0,4 → 0,4

    VNO2 = 0,4.22,4 = 8,96 lít.

  • Câu 14: Nhận biết
    Cấu hình electron của nguyên tử C

    Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử cacbon có (Z = 6) có cấu hình electron:

    1s22s22p2

  • Câu 15: Nhận biết
    C không thể có số oxi hóa

    C không thể có số oxi hóa nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Số oxi hóa không thể có của C là +6

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1.305 lượt xem
Sắp xếp theo