Lý thuyết Ankin được Khoahoc biên soạn và tổng hợp giúp các bạn học có thể tự hệ thống lại được nội dng kiến thức bài học từ đó ghi nhớ vận dụng làm các dạng bài tập.
Định nghĩa: Là hidrocacbon không no, mạch hở, có một liên kết C ≡ C trong phân tử.
Công thức phân tử: CnH2n-2 (n ≥ 2).
Axetilen và các chất tiếp theo hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 có công thức C3H4, C4H6... có tính chất tương tự axetilen lập thành dãy đồng đẳng của ankin và có công thức phân tử chung là CnH2n-2 (n≥2).
Hai chất đầu dãy C2H2 và C3H4 không có đồng phân ankin.
Các ankin từ C4H6 trở đi có đồng phân về vị trí liên kết ba.
Từ C5H8 có đồng phân về mạch cacbon tương tự anken.
Thí dụ: Ứng với công thức phân tử C5H8 có số đồng phân ankin là:
3.1. Tên thông thường
Tên ankin = Tên gốc ankyl liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen
Thí dụ:
CH≡CH: axetilen
CH≡C–CH2–CH3: etylaxetilen
CH3–C≡C–CH3: đimetylaxetilen.
Lưu ý: Các gốc ankyl được gọi theo thứ tự chữ cái đầu tên gọi của chúng.
3.2. Tên thay thế
Tên ankin = Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh – tên mạch chính – số chỉ vị trí liên kết ba - in
Thí dụ:
CH3 – CH2 – CH2 – C ≡ CH: pent-1-in
CH3 – CH(CH3) – C ≡ CH: 3-metyl but-1-in.
Các ankin có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. Các ankin có nhiệt độ sôi cao hơn và khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng.
Giống với ankan và anken, các ankin cũng không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Liên kết ba trong phân tử ankin gồm 2 liên kết π kém bền và 1 liên kết σ bền, do đó, giống với anken các ankin dễ dàng tham gia phản ứng cộng . Ngoài ra các ank-1-in còn có thể tham gia phản ứng thế nguyên tử H liên kết với nguyên tử C của liên kết ba bằng nguyên tử kim loại.
1.1. Cộng hiđro
Khi có niken (hoặc platin hoặc palađi) làm xúc tác, ankin cộng hiđro tạo thành anken, sau đó tạo thành ankan.
CnH2n-2 + 2H2 CnH2n + 2
Thí dụ:
CH≡CH + H2 CH2=CH2
CH2=CH2 + H2 CH3-CH3
Lưu ý: Để khống chế phản ứng chỉ xảy ra ở giai đoạn tạo anken, ta dùng xúc tác là hỗn hợp Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4.
CH≡CH + H2 CH2=CH2
1.2. Cộng brom, clo
Brom và clo cũng tác dụng với ankin theo hai giai đoạn liên tiếp.
CnH2n + 2Br2 → CnH2nBr4
Thí dụ:
CH≡CH + Br2 → CHBr=CHBr
CHBr=CHBr + Br2 → CHBr2–CHBr2
1.3. Cộng HX( với X là OH, Halogen,...)
CnH2n-2+ 2HX → CnH2nX2
Thí dụ:
CH≡CH + HCl CH2=CHCl
CH2=CHCl + HCl CH3CHCl2
Lưu ý: Khi có xúc tác thích hợp, ankin tác dụng với HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken
CH≡CH + HCl CH2=CHCl
2.1. Đime hóa
2CH≡CH CH2=CH−C≡CH (Vinyl axetilen)
2.2.Trime hóa
3CH≡CH C6H6 (benzen)
Sục khí axetilen vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac, thấy có kết tủa vàng nhạt.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg↓ + NH4NO3
Lưu ý: Chỉ có các ank - 1 - in có phản ứng trên tương tự như axetilen, nên người ta dùng phản ứng này để nhận biết ank - 1 - in với các ankin khác và các hiđrocacbon khác
4.1. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn (cháy)
Các ankin cháy toả nhiều nhiệt:
2CnH2n – 2 + (3n – 1)O2 2nCO2 + 2(n – 1)H2O
4.2. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
Tương tự anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Trong phòng thí nghiệm và trước đây cả trong công nghiệp, axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua CaC 2 tác dụng với nước:
CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Trong công nghiệp thì axetilen được điều chế từ metan
2CH4 C2H2 + 3H2.
Khi cháy, axetilen tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi-axetilen để hàn, cắt kim loại.
Từ axetilen có thể điều chế điều chế nhiều chất đầu quan trọng cho các quá trình tổng hợp hữu cơ.