Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác được Khoahoc.vn tổng hợp và biên soạn, giúp bạn học tự ôn tập củng cố kiến thức.
Benzen C6H6 và các hiđrocacbon thơm khác có công thức phân tử là C7H8 (toluen), C8H10, lập thành dãy đổng đẳng có công thức phân tử chung CnH2n−6 ( n ≥ 6 )
Cách đọc tên theo danh pháp hệ thống:
Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + benzen
Lưu ý:
Thí dụ:
: có tên thông thường là toluen, tên thay thế là metylbenzen.
: có tên thông thường là p-xilen, tên thay thế là 1,4-đimetylbenzen (p-đimetylbenzen).
Một số hiđrocacbon thơm đầu dãy đồng đẳng có công thức cấu tạo và tên gọi được trình bày trong bảng sau:
3. Cấu tạo
Bằng các phương pháp phân tích hiện đại, người ta đã xác định được phân tử benzen có cấu trúc phẳng hình lục giác đều. Các 6 nguyên tử C và H đều nằm trên cùng một mặt phẳng.
Mô hình phân tử của benzen dạng đặc và dạng rỗng
Công thức cấu tạo của benzen (C6H6) là
1.1. Thế nguyên tử H của vòng benzen
Cho benzen và brom vào ống nghiệm khô rồi lắc nhẹ hỗn hợp.
Cho tiếp một ít bột sắt vào ống nghiệm trên, lắc nhẹ. Màu của brom nhạt dần và thấy có khí hiđro bromua thoát ra do đã xảy ra phản ứng thế:
Nếu cho các ankylbenzen phản ứng với brom trong điều kiện có bột sắt sẽ thu được hỗn hợp sản phẩm thế brom chủ yếu vào vị trí para và ortho so với nhóm ankyl:
Cho benzen vào ống nghiệm chứa sẵn hỗn hợp H2SO4 đặc và HNO3 đặc. Khi đó sẽ thấy có lớp chất lỏng nặng màu vàng nhạt lắng xuống. Đó là nitrobenzen được tạo thành theo phản ứng:
Quy tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế' nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.
1.2. Thế nguyên tử H của mạch nhánh
Nếu đun toluen hoặc các ankylbenzen với brom, sẽ xảy ra phản ứng thế nguyên tử H của mạch nhánh tương tự ankan.
Thí dụ:
2.1. Cộng hiđro
2.2. Cộng Clo
Dẫn lượng nhỏ khí clo vào bình chứa một ít benzen, đậy kín lại rồi đưa bình ra ngoài ánh nắng. Trong bình xuất hiện khói trắng và thành bình xuất hiện một lớp bột màu trắng. Đó là 1,2,3,4,5,6-hexacloxiclohexan (hexacloran).
3.1. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
Thí nghiệm:
Khi đun nóng đồng thời cả hai ống nghiệm trong nồi cách thuỷ:
Thí dụ: Toluen làm mất màu dung dịch kali pemanganat.
Phương trình hóa học:
C6H5–CH3 + 2KMnO4 C6H5–COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O
3.2. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn
Các hiđrocacbon thơm khi cháy toả nhiều nhiệt:
1. Cấu tạo và tính chất vật lí
Công thức phân tử: C8H8
Công thức cấu tạo:
Stiren hay còn gọi là vinylbenzen là chất lỏng không màu, sôi ở 146oC, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
2. Tính chất hoá học
2.1. Phản ứng với dung dịch brom
Stiren làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường giống với anken.
2.2. Phản ứng với hiđro
Stiren phản ứng với hidro với nhiệt độ, xúc tác, và áp suất cao sẽ thu được etylxiclohexan qua hai giai đoạn.
2.3. Phản ứng trùng hợp
1. Cấu tạo và tính chất vật lí
Công thức phân tử: C10H8
Công thức cấu tạo:
Naphtalen (băng phiến) là chất rắn, nóng chảy ở 80oC, tan trong benzen, ete,... và có tính thăng hoa.
Thí nghiệm Naphtalen thăng hoa
2. Tính chất hoá học
2.1. Phản ứng thế
Naphtalen tham gia phản ứng thế tương tự benzen, nhưng phản ứng xảy ra dễ dàng hơn và thường ưu tiên thế vào vị trí số 1.
2.2. Phản ứng cộng
Khi có chất xúc tác, naphtalen cộng hiđro tạo ra đecalin:
Benzen và toluen là nguyên liệu rất quan trọng cho công nghiệp hoá học.
Nguồn cung cấp benzen, toluen chủ yếu là từ nhựa than đá và từ sản phẩm đề hiđro đóng vòng hexan, heptan tương ứng.
Một số ứng dụng của Hiđrocacbon thơm