Axit nitric và muối nitrat được Khoahoc biên soạn, tóm tắt toàn bộ nôi dung Bài 9 hóa 11. Hy vọng giúp các bạn học sinh nắm được nội dung ý chính quan trọng của bài, từ đó vận dụng giải các dạng bài tập.
Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Axit HNO3 tan tốt trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
Axit nitric kém bền. Trong điều kiện thường, có ánh sáng, dung dịch axit đặc bị phân hủy 1 phần giải phóng khí nitơ đioxit, khí này lại tan trong dung dịch axit làm cho dung dịch có màu vàng
⇒ Bảo quản dung dịch HNO3 trong bình tối màu.
2.1. Axit HNO3 là một trong các axit mạnh
Thí dụ:
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
2.2. Axit HNO3 là chất oxi hóa mạnh (vì N có số oxi hóa là +5)
Lưu ý
HNO3 đặc sản phẩm khử là NO2
HNO3 loãng:
Kim loại có tính khử trung bình, yếu (Fe, Cu, Ag,...) sản phẩm khử là NO
Kim loại có tính khử mạnh như (Mg, Al, Zn,...) sản phẩm khử là NO, N2O, N2, NH4NO3.
HNO3 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr.
Thí dụ:
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
(Một số hợp chất hữu cơ bốc cháy khi gặp HNO3 đặc)
Thí dụ:
C + 4HNO3 (đ) CO2 + 4NO2 + 2H2O
3FeO + 10HNO3 (đ) → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
3.1. Trong phòng thí nghiệm
Axit HNO3 được điều chế bằng cách cho NaNO3 hoặc KNO3 tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng:
2NaNO3(tinh thể) + H2SO4(đ) Na2SO4 + 2HNO3
3.2. Trong công nghiệp
Được sản xuất theo sơ đồ sau
N2 NH3 NO NO2 HNO3
Axit nitric là một trong những hóa chất cơ bản và quan trọng. Phần lớn axit này được dùng để sản xuất phân đạm. Ngoài ra nó được dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm.
Công thức tổng quát: M(NO3)n
Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh.
M(NO3)n → Mn+ + nNO3-
Các muối nitrat kém bền với nhiệt, chúng bị phân hủy khi đun nóng
2.1. Muối nitrat có các tính chất hóa học chung của muối
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3
Mg(NO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaNO3
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
2.2. Muối nitrat dễ bị nhiệt phân
Thí dụ:
2KNO3 2KNO2 + O2
Thí dụ:
2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2
Thí dụ:
2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2
Lưu ý: Một số muối nhiệt phân không theo quy luật trên như Fe(NO3)2, NH4NO3
2.3. Tính oxi hóa trong môi trường axit
Nếu muối nitrat tồn tại trong môi trường axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3
Thí dụ:
3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2KCl + 2NO + 4H2O.