Axit photphoric và muối photphat được Khoahoc biên soạn tổng hợp lại kiến thức hóa 11 bài 11. Giúp các bạn học sinh nắm chắc được nội dung bài học Axit photphoric và muối photphat.
Axit photphoric là chất tinh thể, trong suốt, không màu, rất háo nước, tan tốt trong nước.
2.1. Là axit có độ mạnh trung bình
(chủ yếu phân li theo nấc 1, nấc 2 kém hơn và nấc 3 rất yếu).
H3PO4 H+ + H2PO4−
H2PO4− H+ + HPO42−
HPO42- H+ + PO43-
H3PO4 + CuO → Cu3(PO4)2 + H2O
(Tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau)
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
2H3PO4 + 3Na2CO3 → Na3PO4 + 3CO2 + 3H2O
H3PO4 + Fe → Fe3(PO4)2 + H2
2.2. Tính oxi hóa - khử
Trong H3PO4 có mức oxi hóa +5 là mức oxi hóa cao nhất nhưng H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3 vì nguyên tử P có bán kính lớn hơn so với bán kính của N → mật đô điện dương trên P nhỏ → khả năng nhận e kém.
3.1. Trong phòng thí nghiệm
Axit photphoric được điều chế bằng cách dùng HNO3 đặc oxi hóa photpho:
P + 5HNO3 H3PO4 + 5NO2 + H2O
3.2. Trong công nghiệp
điều chế từ quặng photphorit hoặc quặng apatit và axit H2SO4:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đặc) 3CaSO4 + 2H3SO4
Để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước.
4P + 5O2 2P2O5;
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
Một lượng lớn axit photphoric sản xuất ra được dùng để điều chế các muối photphat và để sản xuẩt phân lân.
Axit photphoric tạo ra ba loại muối: muối photphat trung hòa và hai muối photphat axit.
Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.
Các muối hiđrophotphat và photphat trung hòa chỉ có muối natri, kali, amoni là dễ tan, còn muối của các kim loại khác đều không tan hoặc ít tan trong nước.
PO43- + H2O ⇔ HPO42- + OH-
3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓ (màu vàng)