Bất phương trình bậc nhất hai ẩn sách CTST

1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là bất phương trình có một trong các dạng

\begin{matrix}
  ax + by + c \leqslant 0 \hfill \\
  ax + by + c \geqslant 0 \hfill \\
  ax + by + c < 0 \hfill \\
  ax + by + c > 0 \hfill \\ 
\end{matrix}

trong đó a, b, c là những số cho trước, ab không đồng thời bằng 0, xy là các ẩn.

Ví dụ: 2x + 3y - 10 > 0

2. Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Mỗi cặp số ({x_0};{y_0}) thỏa mãn a{x_0} + b{y_0} + c\; < 0 được gọi là một nghiệm của bất phương trình đã cho.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn luôn có vô số nghiệm.

Ví dụ: Cặp số (3;5) là một nghiệm của bất phương trình 2x + 3y - 10 > 02.3 + 3.5 - 10 = 11 > 0

3. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm ({x_0};{y_0}) sao cho a{x_0} + b{y_0} + c < 0 được gọi là miền nghiệm của bất phương trình ax + by + c < 0.

Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ax + by + c < 0

Bước 1: Trên mặt phẳng Oxy, vẽ đường thẳng \Delta :ax + by + c = 0.

Bước 2: Lấy một điểm M({x_0};{y_0}) không thuộc \Delta. Tính a{x_0} + b{y_0} + c

Bước 3: Kết luận

  • Nếu a{x_0} + b{y_0} + c < 0 thì miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng (không kể bờ \Delta) chứa điểm M.
  • Nếu a{x_0} + b{y_0} + c > 0 thì miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng (không kể bờ \Delta) không chứa điểm M.

Chú ý

Nếu c \ne 0 ta thường chọn M là gốc tọa độ.

Nếu c = 0 ta thường chọn M có tọa độ (1;0) hoặc (0;1).

Ví dụ: Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn 2x−4y < 8.

Hướng dẫn giải

Vẽ đường thẳng d : 2x−4y = 8.

Thay tọa độ điểm O(0; 0) vào vế trái phương trình đường thẳng (d), ta được: 0 < 8.

Vậy miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng chứa điểm O. (Trên hình là nửa mặt phẳng tô màu).

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Câu trắc nghiệm mã số: 22231,22234,22235,22233
  • 18 lượt xem
Sắp xếp theo