Luyện tập Không gian mẫu và biến cố

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Phép thử ngẫu nhiên

    Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên:

    Hướng dẫn:

    Theo định nghĩa ta có phép thử ngẫu nhiên là những phép thử mà ta không thể đoán trước kết quả của nó, mặc dù đã biết được tập hợp tất cả các kết quả của phép thử đó

    Đáp án "Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm xem có tất cả bao nhiêu viên bi." không phải phép thử vì ta có thể biết chắc chắn kết quả chỉ có thể là 1 số cụ thể là tổng số bi đỏ và xanh.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Mô tả không gian mẫu

    Một hộp có:

    • 2 viên bi trắng được đánh số từ 1 đến 2;

    • 3 viên bi xanh được đánh số từ 3 đến 5;

    • 2 viên bi đỏ được đánh số từ 6 đến 7.

    Lấy ngẫu nhiên hai viên bi, mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Mỗi viên bi đánh một số, nên 2 viên bi lấy ra mang số khác nhau.

    Vậy Ω ={(m, n)| 1 ≤ m ≤ 7, 1 ≤ n ≤ 7 và m ≠ n}.

  • Câu 3: Nhận biết
    Định nghĩa phép thử ngẫu nhiên

    Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là gì?

    Hướng dẫn:

    Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó.

  • Câu 4: Nhận biết
    Kí hiệu biến cố chắc chắn

    Biến cố chắc chắn kí hiệu là gì?

    Hướng dẫn:

    Biến cố chắc chắn kí hiệu là Ω

  • Câu 5: Nhận biết
    Mô tả không gian mẫu đúng

    Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N lần lượt để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Gieo hai đồng tiền một lần ta được không gian mẫu là: Ω = \left \{ {SN, NS, SS, NN}  ight \}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính số kết quả thuận lợi

    Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu xanh” là:

    Hướng dẫn:

    Lấy ngẫu nhiên cùng lúc 4 viên bi trong 6 + 8 + 10 = 24 viên bi có số cách là:

    C_{24}^4 = 10{\text{ }}626

    Số phần tử của không gian mẫu là 10 626.

    Lấy 4 viên bi trong 16 viên bi đỏ, trắng có C_{16}^4 cách. Như vậy số kết quả thuận lợi cho biến cố “Lấy 4 viên bi không có màu xanh” là

    C_{16}^4 = 1820

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu xanh” là:

    10{\text{ }}626-1{\text{ }}820 = 8{\text{ }}806

    Vậy có 8 806 kết quả thuận lợi cho biến cố B.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định số phần tử không gian mẫu

    Trên bàn có 3 quả táo và 4 quả cam. Xác định số phần tử không gian mẫu của phép thử lấy 2 quả ở trên bàn sau đó bỏ ra ngoài rồi lấy tiếp 1 quả nữa.

    Hướng dẫn:

    Lấy 2 quả trong 7 quả ở trên bàn và không tính thứ tự nên số cách là: C_7^2 = 21 (cách).

    Sau khi bỏ 2 quả ra ngoài còn lại 5 quả. Lấy 1 quả trong 5 quả trên bàn có 5 cách.

    Vậy số phần tử không gian mẫu là: 21. 5 = 105

  • Câu 8: Nhận biết
    Kí hiệu biến cố chắc chắn

    Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của biến cố chắc chắn?

    Hướng dẫn:

    Kí hiệu biến cố chắc chắn là Ω.

  • Câu 9: Nhận biết
    Hoạt động nào sau đây không phải là phép thử

    Hoạt động nào sau đây không phải là phép thử?

    Hướng dẫn:

    Các hoạt động ở các phương án:

    " Chọn một trong ba bạn An, Bình, Cường tham gia cuộc thi chạy điền kinh."

    "Chơi trò chơi gắp thú nhồi bông."

    "Chọn một quyển sách bất kì trên giá sách và đọc tên của quyển sách đó."

    Đều là phép thử vì ta không thể đoán trước được kết quả của hoạt động đó mặc dù biết được tất cả các kết quả có thể xảy ra.

    Hoạt động ở phương án A không phải là phép thử vì ta có thể đoán trước được kết quả của hoạt động đó là: 2 + 5 + 3 = 10 (chiếc bút bi).

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính số phần tử của biến cố A

    Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8. Số phần tử của biến cố A là:

    Hướng dẫn:

    Các cặp số thỏa mãn tổng số ba thẻ được chọn không vượt quá 8 là: {1; 2; 3}, {1; 2; 4}, {1; 2; 5}, {1; 3; 4}.

    Vậy số phần tử của A là 4 phần tử.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo