Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ

A. Phương trình đường thẳng

1. Vectơ chỉ phương và vectơ pháp tuyến của đường thẳng

Định nghĩa vectơ chỉ phương

Vectơ \overrightarrow u gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ nếu \overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 và giá của \overrightarrow u song song hoặc trùng với ∆.

Định nghĩa vectơ pháp tuyến

Vectơ \overrightarrow n gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ nếu \overrightarrow n  \ne \overrightarrow 0 và giá của \overrightarrow n vuông góc với ∆.

2. Phương trình tham số 

Định nghĩa

Cho đường thẳng ∆ đi qua {M_0}\left( {{x_0};{y_0}} \right) và có vectơ chỉ phương \overrightarrow u \left( {{u_1};{u_2}} \right). Phương trình tham số của ∆: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {x = {x_0} + t.{u_1}} \\ 
  {y = {y_0} + t.{u_2}} 
\end{array}} \right.;\left( {{u_1}^2 + {u_2}^2 > 0;t \in \mathbb{R}} \right) (t là tham số).

Ví dụ: Trong mặt phẳng Oxy, đường thẳng d đi qua A(1; 2), B(3; 1). Viết phương trình tham số đường thẳng d.

Hướng dẫn giải

Đường thẳng d qua A(1; 2) và nhận \overrightarrow {AB}  = \left( {2; - 1} \right) làm vectơ chỉ phương.

Vậy phương trình tham số đường thẳng d: \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
  {x = 1 + 2t} \\ 
  {y = 2 - t} 
\end{array}} \right.

3. Phương trình chính tắc 

Định nghĩa

Cho đường thẳng ∆ đi qua {M_0}\left( {{x_0};{y_0}} \right) và có vectơ chỉ phương \overrightarrow u \left( {a;b} \right);a.b \ne 0. Phương trình chính tắc của ∆:

\frac{{x - {x_0}}}{a} = \frac{{y - {y_0}}}{b}

4. Phương trình tổng quát 

Định nghĩa

Phương trình Ax + By + C = 0;\left( {{A^2} + {B^2} \ne 0} \right) được gọi là phương trình tổng quát của đường thẳng.

Ví dụ: Trong mặt phẳng Oxy, viết phương trình tổng quát đường thẳng ∆ đi qua điểm N(2; 3) và vuông góc với đường thẳng AB vớiA(1; 3), B(2; 1).

Hướng dẫn giải

Ta có: \overrightarrow {AB}  = \left( {1; - 2} \right)

Đường thẳng ∆ qua N(2; 3) và nhận \overrightarrow {AB}  = \left( {1; - 2} \right) làm vectơ pháp tuyến.

Phương trình đường thẳng ∆: \left( {x - 2} \right) - 2\left( {y - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow x - 2y + 4 = 0

Vậy phương trình tổng quát đường thẳng ∆: x - 2y + 4 = 0.

Nhận xét

  • Nếu đường thẳng ∆ có phương trình Ax + By = C thì đường thẳng ∆ có vectơ pháp tuyến là \overrightarrow n  = \left( {A;B} \right), vectơ chỉ phương là \overrightarrow u  = \left( { - B;A} \right).
  • Nếu đường thẳng ∆ đi qua {M_0}\left( {{x_0};{y_0}} \right) và có vectơ pháp tuyến là \overrightarrow n  = \left( {A;B} \right) thì phương trình đường thẳng là: A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) = 0.
  • Đường thẳng ∆ đi qua A\left( {a,0} \right);B\left( {0,b} \right),\left( {ab \ne 0} \right) thì phương trình đường thẳng ∆ có dạng:  \frac{x}{a} + \frac{y}{b} = 1. Đây là phương trình đường thẳng theo đoạn chắn.
  • Đường thẳng ∆ đi qua {M_0}\left( {{x_0};{y_0}} \right) và có hệ số góc k thì phương trình đường thẳng ∆ có dạng: y - {y_0} = k\left( {x - {x_0}} \right). Đây là phương trình đường thẳng theo hệ số góc.
  • Nếu đường thẳng ∆ có vectơ chỉ phương \overrightarrow u  = \left( {a,b} \right) thì nó có hệ số góc k = \frac{a}{b}. Ngược lại nếu đường thẳng có hệ số góc k thì một vectơ chỉ phương của đường thẳng là: \overrightarrow u  = \left( {1;k} \right).

B. Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng

1. Vị trí tương đối của đường thẳng

Cho các đường thẳng ∆: Ax + By + C = 0∆ ': A’x + B’y + C’= 0.

Khi đó ta có \overrightarrow n  = \left( {A;B} \right)\overrightarrow {n'}  = \left( {A';B'} \right) lần lượt là vectơ pháp tuyến của ∆∆ '.

a) Để xét vị trí tương đối của ∆∆ ' trước hết ta dựa vào các vectơ \overrightarrow n\overrightarrow {n'}.

Nếu các vectơ \overrightarrow n\overrightarrow {n'} không cộng tuyến thì ∆∆ ' cắt nhau.

Nếu vectơ \overrightarrow n\overrightarrow {n'} cộng tuyến, nghĩa là \frac{A}{{A'}} = \frac{B}{{B'}} thì ∆∆ ' là hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

Cụ thể ta có:

∆ cắt ∆ ' khi và chỉ khi \frac{A}{{A'}} \ne \frac{B}{{B'}}, hơn nữa nếu AA’ +BB’ = 0 thì ∆ ⊥ ∆’.

∆ ≡ ∆’ khi và chỉ khi \frac{A}{{A'}} = \frac{B}{{B'}} = \frac{C}{{C'}}.

∆ // ∆’ khi và chỉ khi \frac{A}{{A'}} = \frac{B}{{B'}} \ne \frac{C}{{C'}}.

Ví dụ: Cho các đường thẳng ∆: 2x + 3y − 5 = 0, ∆ ' : 3x − 2y − 1 = 0 và điểm M(2; 3).

a) Xét vị trí tương đối giữa các đường thẳng ∆∆ '.

b) Biết d là đường thẳng đi qua điểm M và tạo với các đường thẳng ∆, ∆ ' một tam giác cân. Tính góc giữa các đường thẳng ∆d.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \overrightarrow n  = \left( {2;3} \right)\overrightarrow {n'}  = \left( {3; - 2} \right) là các véc-tơ pháp tuyến của ∆∆ '.

Ta thấy \overrightarrow n\overrightarrow {n'} không cùng phương vì \frac{2}{3} \ne \frac{3}{{ - 2}}, từ đó suy ra ∆∆ ' là các đường thẳng cắt nhau.

b) Ta có: \overrightarrow n .\overrightarrow {n'}  = 2.3 + 3.\left( { - 2} \right) = 0 => ∆∆ ' là các đường thẳng vuông góc với nhau.

Gọi \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
  {A = \Delta  \cap \Delta '} \\ 
  {B = \Delta  \cap d} \\ 
  {C = d \cap \Delta '} 
\end{array}} \right.

Khi đó tam giác ABC là vuông tại A do đó nếu tam giác ABC cân thì \widehat B = \widehat C = {45^0}.

=> Góc giữa các đường thẳng ∆d45^0.

2. Góc giữa hai đường thẳng

Cho hai đường thẳng ∆: Ax + By + C = 0,\left( {{A^2} + {B^2} > 0} \right)∆ ': A'x + B'y + C = 0,\left( {A{'^2} + B{'^2} > 0} \right) ta có:

\cos \left( {\Delta ;\Delta '} \right) = \frac{{\left| {A.A' + B.B'} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2}} .\sqrt {A{'^2} + B{'^2}} }}

Ví dụ: Tìm các giá trị của m để góc giữa hai đường thẳng \Delta :kx - y + 1 = 0;\Delta ':x - y = 0 bằng 60^0.

Hướng dẫn giải

Theo bài ra ta có:

\begin{matrix}
  \cos \left( {\Delta ;\Delta '} \right) = \cos {60^0} \hfill \\
   \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {k + 1} \right|}}{{\sqrt {{k^2} + 1} .\sqrt 2 }} = \dfrac{1}{2} \hfill \\
   \Leftrightarrow 2\left( {{k^2} + 1} \right) = {k^2} + 1 \hfill \\
   \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {k =  - 2 + \sqrt 3 } \\ 
  {k =  - 2 - \sqrt 3 } 
\end{array}} \right. \hfill \\ 
\end{matrix}

C. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Cho điểm {M_0}\left( {{x_0};{y_0}} \right) và đường thẳng ∆: Ax + By + C = 0. Khi đó khoảng cách từ M đến đường thẳng ∆ được tính bằng công thức:

d\left( {M,\Delta } \right) = \frac{{\left| {A{x_0} + B{y_0} + C} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2}} }}

Ví dụ: Viết phương trình của đường thẳng đi qua điểm A(1,−3) và có khoảng cách đến điểm M_0(2,4) bằng 1.

Hướng dẫn giải

Giả sử đường thẳng ∆ đi qua điểm A(1;−3) có hệ số góc k. Khi đó phương trình ∆ có dạng:

\begin{matrix}
  y + 3 = k\left( {x - 1} \right) \hfill \\
   \Leftrightarrow kx - y - k - 3 = 0 \hfill \\ 
\end{matrix}

Ta có:

\begin{matrix}  d\left( {M,\Delta } \right) = 1 \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {2k - 4 - k - 3} \right|}}{{\sqrt {{k^2} + 1} }} = 1 \hfill \\   \Leftrightarrow {\left( {k - 7} \right)^2} = {k^2} + 1 \hfill \\   \Leftrightarrow k = \dfrac{{24}}{7} \hfill \\ \end{matrix}

Vậy \Delta :24x - 7x - 45 = 0

  • 127 lượt xem
Sắp xếp theo