Luyện tập Xác suất của biến cố

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn khẳng định đúng

    Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

    Hướng dẫn:

    Cả 3 phương án trên đều đúng.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác suất để 3 viên bi có cả ba màu

    Một cái túi chứa 3 viên bi đỏ và 5 bi xanh, 6 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 viên bi. Xác suất để 3 viên bi có cả ba màu đỏ, xanh, vàng là:

    Hướng dẫn:

    Chọn ngẫu nhiên ba viên bi => n\left( \Omega  ight) = C_{14}^3

    Gọi A là biến cố lấy được ba viên bi có cả ba màu. Khi đó: n\left( A ight) = C_3^1.C_5^1.C_6^1 = 90

    => Xác suất để 3 viên bi có cả ba màu là: P\left( A ight) = \frac{{n\left( A ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \frac{{90}}{{C_{14}^3}} = \frac{{45}}{{182}}

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố A

    Trong hộp có 3 viên bi xanh và 5 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên trong hộp 3 viên bi. Xác suất của biến cố A: “Lấy ra được 3 viên bi màu đỏ” là:

    Hướng dẫn:

    Chọn ba viên bi ngẫu nhiên trong hộp => n\left( \Omega  ight) = C_8^3

    Biến cố A: “Lấy ra được 3 viên bi màu đỏ” => n\left( A ight) = C_5^3

    => Xác suất của biến cố A là: P\left( A ight) = \frac{{n\left( A ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \frac{{C_5^3}}{{C_8^3}} = \frac{5}{{28}}

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn khẳng định sai

    Cho biến cố A có không gian mẫu là Ω và \overline A là biến cố đối của biến cố A. Khẳng định nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

     Khẳng định sai là: "P(Ω) > 1." vì P(Ω) = 1

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính xác suất

    Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Giả sử xúc xắc xuất hiện mặt b chấm. Xác suất để phương trình x^{2} + bx + 2 = 0 có hai nghiệm phân biệt là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình x^{2} + bx + 2 = 0 có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi 

    \begin{matrix}  \Delta  > 0 \hfill \\   \Leftrightarrow {b^2} - 4.2 > 0 \hfill \\   \Leftrightarrow {b^2} - 8 > 0 \hfill \\   \Leftrightarrow b \in \left( { - \infty ; - 2\sqrt 2 } ight) \cup \left( {2\sqrt 2 ; + \infty } ight) \hfill \\ \end{matrix}

    b \in \left\{ {1;2;3;4;5;6} ight\}

    => b \in \left\{ {3;4;5;6} ight\}

    Gieo con xúc xắc cân đối và đồng chất => n\left( \Omega  ight) = 6

    Biến cố A xúc xắc xuất hiện mặt b chấm thỏa mãn phương trình => n\left( A ight) = 4

    => Xác suất để phương trình x^{2} + bx + 2 = 0 có hai nghiệm phân biệt là: P\left( A ight) = \frac{{n\left( A ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \frac{4}{6} = \frac{2}{3}

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra.

  • Câu 7: Nhận biết
    Tìm biến cố đối của biến cố D

    Một hộp gồm có 4 bi xanh và 5 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên hai viên bi trong hộp. Biến cố đối của biến cố D: “Hai viên bi cùng màu” là:

    Hướng dẫn:

    Biến cố đối của biến cố D: “Hai viên bi cùng màu” là: \overline{D}: “Hai viên bi khác màu”.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác suất để xếp cho 2 học sinh nữ không đứng cạnh nhau

    Đội tuyển của một lớp có 8 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Trong buổi dự lễ trao thưởng, các học sinh được xếp thành 1 hàng ngang. Xác suất để xếp cho 2 học sinh nữ không đứng cạnh nhau là:

    Hướng dẫn:

    12 vị trí là hoán vị của 12 học sinh đó.

    Do đó số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = 12!.

    Gọi A là biến cố “Xếp 2 bạn nữ không đứng cạnh nhau”.

    Chia việc xếp thành 2 công đoạn:

    Công đoạn 1: Xếp 8 bạn nam vào 8 chỗ có 8! cách.

    Công đoạn 2: Khi đó 8 bạn nam tạo ra 9 khe trống, xếp 4 bạn nữ vào 9 khe trống đó có A_9^4 cách.

    Theo quy tắc nhân, xếp 12 bạn mà 2 bạn nữ không đứng cạnh nhau có: 8!. cách.

    => n\left( A ight) = 8!.A_9^4

     Xác suất biến cố A là: P\left( A ight) = \frac{{n\left( A ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \frac{{8!.A_9^4}}{{12!}} = \frac{{14}}{{55}}

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính số học sinh nữ

    Chọn ngẫu nhiên 2 học sinh từ một tổ có 9 học sinh. Biết rằng xác suất chọn được 2 học sinh nữ bằng \frac{5}{18}, hỏi tổ có bao nhiêu học sinh nữ?

    Hướng dẫn:

    Gọi số học sinh nữ là n (2 ≤ n ≤ 9, n ∈ \mathbb{N})

    Chọn bất kỳ 2 học sinh ta có C_9^2 = 36 cách.

    Do đó số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 36

    Gọi biến cố A: “2 học sinh được chọn là 2 học sinh nữ”.

    Để chọn 2 học sinh được 2 học sinh nữ có:

    C_n^2 = \frac{{n!}}{{2!\left( {n - 2} ight)!}} = \frac{{n\left( {n - 1} ight)}}{2} (cách)

    Do đó số kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 

    n\left( A ight) = \frac{1}{2}n\left( {n-1} ight)

    Xác suất để chọn được 2 học sinh nữ là:

    P\left( A ight) = \frac{{n\left( A ight)}}{{n\left( \Omega  ight)}} = \dfrac{{\dfrac{1}{2}.n.\left( {n - 1} ight)}}{{36}} = \frac{{n\left( {n - 1} ight)}}{{72}}

    P\left( A ight) = \frac{5}{{18}}

    \begin{matrix}   \Leftrightarrow \dfrac{{n\left( {n - 1} ight)}}{{72}} = \dfrac{5}{{18}} \hfill \\   \Leftrightarrow n\left( {n - 1} ight) = 20 \hfill \\   \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}  {n = 5\left( {tm} ight)} \\   {n =  - 4\left( {ktm} ight)} \end{array}} ight. \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy có 5 học sinh nữ trong tổ.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn phát biểu sai

    Xác suất của biến cố A kí hiệu là P(A). Biến cố \overline{A} là biến cố đối của A, có xác suất là P(\overline{A})

    Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

    Hướng dẫn:

    Phát biểu sai là: "Xác suất của mỗi biến cố đo lường xảy ra của biến cố đó. Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng xa 1."

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo