Phản ứng hóa học

Bài học: Phản ứng hóa học giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8.

I. Định nghĩa

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

  • Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia).
  • Chất mới sinh ra là sản phẩm.

Phản ứng hóa học được viết theo phương trình chữ như sau:

Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm

Ví dụ 1:

Khí hiđro + oxi → nước

Đọc là: Khí hiđro tác dụng với oxi tạo ra nước.

Ví dụ 2:

Canxi oxit + nước → canxi hiđroxit

Đọc là: canxi oxit tác dụng với nước sinh ra canxi hiđroxit

Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

II. Diễn biến của phản ứng hóa học

Khi các chất phản ứng với nhau thì chính là các phân tử của các chất đó phản ứng với nhau. Người ta nói: Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.

Phản ứng hóa học

Hình 1: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước

Nhận xét:

  • Trước phản ứng: 2 nguyên từ H liên kết với nhau, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau.
  • Sau phản ứng: 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.
  • Trong quá trình phản ứng: 4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O \Rightarrow vẫn giữ nguyên
  • Số phân tử trước phản ứng là một phân tử oxi với 1 phân tử hidro, sau phản ứng số phân tử là 2 phân tử nước.

Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Chú ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tố khác.

III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?

1. Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau. Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng càng dễ.

Ví dụ: Ta pha nước đường, sử dụng đường cát sẽ dễ tan hơn sử dụng đường phèn. Vì đường cát có diện tích tiếp xúc nhiều hơn đường phèn.

2. Cần đung nóng đến một nhiệt độ nào đó, tuỳ mỗi phản ứng cụ thể.

Ví dụ :

Phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt chỉ cần đun nóng lúc đầu để khơi mào.

 Phản ứng phân hủy đường cần đun nóng liên tục trong suốt thời gian phản ứng.

 Phản ứng giữa natri hiđroxit và axit clohiđric xảy ra mà không cần đun nóng.

3. Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác, đó là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Ví dụ: Phản ứng điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân KClO3, có xúc tác MnO2 phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn:

IV. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra:

  • Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng.

Ví dụ: Cho vôi sống tác dụng với nước, phản ứng sinh ra nước vôi trong làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

  • Dựa vào màu sắc, trạng thái, tính tan,…

Ví dụ: Khi sục khí cacbonic (CO2) vào dung dịch nước vôi trong ta quan sát được dung dịch bị vẩn đục.

  • Ngoài ta còn sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.

Ví dụ: Cây nến (làm bằng parafin) cháy phát sáng, hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Câu trắc nghiệm mã số: 29572,29573,29574
  • 21.207 lượt xem
Sắp xếp theo