Bài học: Oxit giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8.
Ví dụ:
Sắt (III) oxit: Fe2O3
Cacbon đi oxit: CO2
Đồng (II) oxit: CuO
Công thức của oxit:
MxOy
Trong đó bao gồm kí hiệu của oxi kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng quy tắc về hóa trị.
II y = n x
Oxit được phân làm 2 loại chính: là oxit axit và oxit bazơ.
a) Oxit axit
Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.
Ví dụ:
CO2 tương với axit H2CO3;
SO3 tương ứng với H2SO4;
P2O5 tương ứng với H3PO4.
b) Oxit bazơ
Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ.
Ví dụ:
Na2O tương ứng với bazơ NaOH;
CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2;
BaO tương ứng với bazơ Ba(OH)2.
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit |
Ví dụ:
BaO: Bari oxit
NO: nitơ oxit
Tên gọi: Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit |
Ví dụ: Fe (II, III,...)
Fe2O3: Sắt (III) oxit
FeO: Sắt (II) oxit
Tên gọi: Tên phi kim + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) |
Dùng các tiền tố (tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử: mono nghĩa là 1, đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5 …
Ví dụ:
CO: Cacbon monoxit, đơn giản cacbon oxit
CO2: Cacbon đioxit, cách gọi khác (cacbonnic)
SO3: Lưu huỳnh trioxit
P2O5: điphotpho pentaoxit