Luyện tập Tính chất - Ứng dụng của hiđro

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Phương trình hóa học đúng

    Phương trình hóa học của phản ứng hiđro khử sắt(III) oxit là

    Hướng dẫn:

    Công thức hóa học của sắt(III) oxit là Fe2O3.

    Phương trình hóa học đúng là: Fe2O3 + 3H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Fe + 3H2O.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.

    (2) Khí hiđro có tính khử.

    (3) Hiđro là nguồn nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ.

    (4) Hiđro được dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.

    Số phát biểu đúng là​

    1. 1.
    2. 2.
    3. 3.
    4. 4.
    Đáp án là:

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.

    (2) Khí hiđro có tính khử.

    (3) Hiđro là nguồn nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ.

    (4) Hiđro được dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.

    Số phát biểu đúng là​

    1. 1.
    2. 2.
    3. 3.
    4. 4.
  • Câu 3: Vận dụng
    Tính số gam nước thu được

    Tính số gam nước thu được sau khi cho 6,72 lít khí hiđro tác dụng với 5,6 lít khí oxi.

    Hướng dẫn:

    Ban đầu:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\;(\mathrm{mol});  {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{5,6}{22,4}=0,25\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

               2H2 + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2H2O

    Ta có:

    \frac{0,3}2<\frac{0,25}1

    \Rightarrow Khí oxi dư, khí hiđro hết.

    \Rightarrow nH2O = nH2 = 0,3 mol

    \Rightarrow Khối lượng nước thu được:

    mH2O = 0,3.18 = 5,4 (gam)

  • Câu 4: Nhận biết
    Ứng dụng của hiđro

    Ứng dụng nào sau đây là của hiđro?

    Hướng dẫn:

    Hiđro là nguồn nhiên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu không đúng là:

    Hướng dẫn:

     Hiđro không khử được một số oxit của kim loại mạnh ngay cả khi ở nhiệt độ cao như Na2O, K2O, Al2O3,...

  • Câu 6: Thông hiểu
    Sản phẩm của phản ứng

    Sản phẩm rắn thu được sau khi nung chì (II) oxit trong hiđro?

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học xảy ra:

    PbO + H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Pb + H2

    \Rightarrow Sản phẩm rắn thu được sau phản ứng là Pb.

  • Câu 7: Nhận biết
    Tính chất không phải của hiđro

    Tính chất nào sau đây không có ở khí hiđro?

    Hướng dẫn:

    Khí hiđro là khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.

    Khí hiđro có phân tử khối là 2 < 29 \Rightarrow Khí hiđro nhẹ hơn không khí.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Cho 8 g CuO tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, thấy có m g chất rắn. Tính giá trị của m.

    Hướng dẫn:

     Số mol CuO tham gia phản ứng là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{CuO}}=\frac8{80}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Chất rắn thu được sau phản ứng là Cu.

    Phương trình hóa học:

            CuO + H2 ightarrow Cu + H2O

    mol:    1     ightarrow        1

    Khối lượng chất rắn thu được là:

    mCu = 0,1.64 = 6,4 (gam)

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính thể tích khí H2 cần dùng

    Một hỗn hợp gồm 50% Fe2O3 và 50% CuO về khối lượng. Người ta dùng H2 (dư) để khử 16 gam hỗn hợp đó. Thể tích khí H (ở đktc) đã tham gia phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Hỗn hợp gồm 50% Fe2O3 và 50% CuO về khối lượng \Rightarrow mFe2O3 = mCuO = 8 gam

    Số mol mỗi chất trong hỗn hợp là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3}=\frac8{160}=0,05\;(\mathrm{mol})

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}=\frac8{80}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

              Fe2O3 + 3H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Fe + 3H2O

    mol:  0,05   ightarrow  0,15

           CuO + H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Cu + H2O

    mol: 0,1 ightarrow 0,1

    Thể tích H2 cần để khử hết hỗn hợp:

    VH2 = (0,15 + 0,1).22,4 = 5,6 (lít)

  • Câu 10: Nhận biết
    Hiện tượng hóa học xảy ra

    Đưa ngọn lửa của khí H2 đang cháy vào trong lọ đựng khí oxi thì

    Hướng dẫn:

    Đưa ngọn lửa của khí H2 đang cháy vào trong lọ đựng khí oxi thì hiđro tiếp tục cháy mạnh hơn, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước.

    Phương trình hóa học: 2H2 + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2H2O.

  • Câu 11: Nhận biết
    Hiện tượng hóa học sau phản ứng

    Cho một luồng khí hiđro đi qua bột đồng (II) oxit, đốt nóng tới khoảng 400oC. Sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra?

    Hướng dẫn:

    Sau phản ứng của CuO và H2 (ở nhiệt độ khoảng 400oC): Bột màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và có những giọt nước đọng lại ở thanh ống đựng chất.

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định kim loại R

    Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại R (có hoá trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại R là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức hóa học của oxit là RO.

    Phương trình hóa học:

    RO + H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ}R + H2O

     {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{2,24}{22,4}=0,1\;(\mathrm{mol}) 

    Theo phương trình hóa học ta có: nRO = nH2 = 0,1 mol

    \Rightarrow (R + 16).0,1 = 8

    \Rightarrow R + 16 = 80

    \Rightarrow R = 64 (Cu)

  • Câu 13: Nhận biết
    Công thức hóa học của đơn chất hiđro

    Công thức hóa học của đơn chất hiđro là:

    Hướng dẫn:

     Công thức hóa học của đơn chất hiđro là: H2

  • Câu 14: Thông hiểu
    Giải thích hiện tượng

    Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì

    Hướng dẫn:

    Hỗn hợp khí H2 và khí O2 cháy rất nhanh và tỏa rất nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó làm chấn động mạnh không khí, gây nổ.

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính giá trị của V

    Dẫn V lít khí H2 (đktc) qua 16 gam oxit sắt FexOy, sau một thời gian thu được 12,8 gam chất rắn X. Giá trị cuả V là:

    Hướng dẫn:

     Gọi số mol H2 phản ứng là a (mol).

    Phương trình hóa học:

    yH2 + Fe2Oy \xrightarrow{\mathrm t^\circ} xFe + yH2O

    Theo phương trình hóa học:

    nH2 = nH2O = a (mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    moxit + mH2 = mX + mH2O

    \Rightarrow 16 + 2a = 12,8 + 18a 

    \Rightarrow a = 0,2 mol

    Vậy: V = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 368 lượt xem
Sắp xếp theo