Bài học: Bài luyện tập 6 gồm các nội dung kiến thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8.
1. Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp hiđro kết hợp được với đơn chất oxi và với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
Ví dụ:
2H2 + O2 2H2O
CuO + H2 Cu + H2O
2. Khí hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ (nhẹ nhất trong các chất khí), tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
Hình 1: Một số ứng dụng của khí hiđro
3. Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm: cho dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng tác dụng với kim loại như: Zn, Fe, Al...
2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Có thể thu khí hiđro bằng 2 cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước:
4. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
5. Quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất là sự khử. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
Ví dụ:
CO + CuO Cu + CO2
Sự khử là quá trình tách nguyên tử của CuO tạo ra Cu. Chất khử là CO.
6. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
Ví dụ:
CO + CuO Cu + CO2
Sự oxi hóa là quá trình CO lấy nguyên tử oxi của CuO tạo ra CO2. Chất oxi hóa là CuO.
7. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
Đây là phương trình oxi hóa – khử.
Chất khử là H2, chất oxi hóa là Fe2O3.
Xảy ra sự khử Fe2O3 tạo ra Fe, sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.