Ôn tập Bài luyện tập 7

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính giá trị m1 + m2

    Hòa tan m1 gam bari vào nước dư, thu được m2 gam Ba(OH)2 và 5,6 lít H2 (đktc). Giá trị m1 + m2

    Hướng dẫn:

    Số mol khí H2 thu được là:

     {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{5,6}{22,4}=0,25\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

          Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

    mol: 0,25        ←       0,25  ← 0,25

    \Rightarrow Khối lượng Ba phản ứng là:

    mBa = m1 = 0,25.137 = 34,25 gam

    Khối lượng Ba(OH)2 thu được là:

    mBa(OH)2 = m2 = 171.0,25 = 42,75 (gam)

    \Rightarrow m1 + m2 = 34,25 + 42,75 = 77 gam

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chất có kim loại hóa trị I

    Cho các chất: NaOH, CuSO4, KOH, BaSO4, NaHCO3, Fe(OH)2. Chất nào có kim loại hóa trị I?

    Hướng dẫn:

    Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc OH và HCO3 có hóa trị I.

    Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại:

    \overset{\mathrm I}{\mathrm{Na}}\overset{\mathrm I}{\mathrm{OH}},\;\overset{\mathrm{II}}{\mathrm{Cu}}\overset{\mathrm{II}}{{\mathrm{SO}}_4},\;\overset{\mathrm I}{\mathrm K}\overset{\mathrm I}{\mathrm{OH}},\;\overset{\mathrm{II}}{\mathrm{Ba}}\overset{\mathrm{II}}{{\mathrm{SO}}_4},\;\overset{\mathrm I}{\mathrm{Na}}\overset{\mathrm I}{{\mathrm{HCO}}_3},\;\overset{\mathrm{II}}{\mathrm{Fe}}{(\overset{\mathrm I}{\mathrm{OH}})}_2

    \Rightarrow Các chất có kim loại hóa trị I là: NaOH, KOH, NaHCO3.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính số axit, bazơ và muối

    Cho các chất sau: H2SO3, KOH, FeCl3, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CuSO4. Số axit, bazơ và muối lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

    \Rightarrow Axit: H2SO3, HNO3.

    Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH).

    \Rightarrow Bazơ: KOH, Ca(OH)2.

    Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

    \Rightarrow Muối: FeCl3, Na2CO3, CuSO4.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính khối lượng NaOH thu được

    Cho 6,2 gam Na2O vào nước. Khối lượng NaOH thu được là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Na}}_2\mathrm O}=\frac{6,2}{62}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

          Na2O + H2O ightarrow NaOH 

    mol: 0,1      ightarrow           0,1

    Khối lượng NaOH thu được là:

    mNaOH = 0,1.40 = 4 (gam)

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định các axit tạo thành

    Nước hoá hợp với các oxit: CO2, SO3, P2O5, N2O5 tạo ra axit tương ứng là:

    Hướng dẫn:

     Nước hoá hợp với:

    • CO2 tạo ra axit tương ứng là H2CO3;
    • SO3 tạo ra axit tương ứng là H2SO4;
    • P2O5 tạo ra axit tương ứng là H3PO4;
    • N2O5 tạo ra axit tương ứng là HNO3.
  • Câu 6: Nhận biết
    Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

    Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

    Hướng dẫn:

     Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Na, K, Ba, Ca,...

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính giá trị của a

    Hòa tan hoàn toàn 15,4 g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít (đktc) khí thoát ra và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được a gam muối khan. Tính giá trị của a

    Hướng dẫn:

     Ta có: 

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\;(\mathrm{mol})

    Gọi số mol của Mg, Zn trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là x, y (mol).

    Phương trình hóa học:

             Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 

    mol:   x       →            x   →    x

            Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 

    mol:   y       →           y  →   y

    Ta có : mhh KL = mMg + mZn = 24x + 65y = 15,4 (g)                    (1)

    nH2 = x + y = 0,3 (mol)                                                                 (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,1; y = 0,2

    \Rightarrow Dung dịch A gồm 2 muối là: MgCl2 (0,1 mol); ZnCl2 (0,2 mol) 

    \Rightarrow a = mMgCl2 + mZnCl2 = 0,1.95 + 0,2.136 = 36,7 (gam)

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau

    (1) NaOH có tên gọi là natri hiđroxyl.

    (2) Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.

    (3) Mg(OH)2 là bazơ không tan trong nước.

    (4) Axit sunfuric có công thức hóa học là H2S.

    Số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    (1) NaOH có tên gọi là natri hiđroxit.

    (2) Đúng.

    (3) Đúng.

    (4) Axit sunfuric có công thức hóa học là H2SO4.

  • Câu 9: Nhận biết
    Công thức hóa học của nước

    Công thức hóa học của nước là

    Hướng dẫn:

     Công thức hóa học của nước là H2O.

  • Câu 10: Nhận biết
    Dung dịch làm hồng phenolphtalein

    Dung dịch làm hồng phenolphtalein là

    Hướng dẫn:

     KOH là bazơ, làm hồng phenolphtalein.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tìm kim loại A

    Cho kim loại A, hóa trị II tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Biết rằng sau phản ứng thu được 3,36 lít khí thoát ra ở đktc và khối lượng của bazơ thu được là 11,1 gam. Tìm A.

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    A + 2H2O → A(OH)2 + H2

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}\;=\frac{\;3,36}{22,4}=\;0,15\;(\mathrm{mol})

    Theo tỉ lệ phản ứng \Rightarrow nA(OH)2 = nH2 = 0,15 mol

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm A(\mathrm{OH})2}=\frac{11,1}{0,15}=74\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    Mà MA(OH)2 = MA + 2(MO + MH) = MA + 2.(16 + 1) = 74 (g/mol)

    \Rightarrow MA = 40 g/mol

    Vậy A là canxi

  • Câu 12: Nhận biết
    Tên muối

    Tên muối KMnO4 là:

    Hướng dẫn:

    Tên muối KMnO4 là kali pemanganat hay còn gọi là thuốc tím.

  • Câu 13: Nhận biết
    Tên gọi của hợp chất

    Tên gọi của Ba(OH)2 là:

    Hướng dẫn:

    - Ba(OH)2 là bazơ.

    - Tên bazơ: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit

    \Rightarrow Tên của Ba(OH)2 là bari oxit

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính số muối axit

    Cho dãy các chất sau: Na2SO3, Ca(HCO3)2, CuS, CuSO4, Na3PO4, KHSO4, CaCl2, BaHPO4, FeCl3, Ca3(PO4)2. Có bao nhiêu muối axit?

    Hướng dẫn:

    Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

    \Rightarrow Các muối axit là: Ca(HCO3)2, KHSO4, BaHPO4.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính số mol axit sunfuric thu được

    Cho 320 gam lưu huỳnh trioxit tác dụng với nước. Số mol axit sunfuric thu được là

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_3}=\frac{320}{80}=4\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

           SO3 + H2O ightarrow H2SO4

    mol:  4         ightarrow         4

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}={\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_3}=4\;(\mathrm{mol})

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 110 lượt xem
Sắp xếp theo